29/11/2024

Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ: Quy hoạch phố đi bộ quá lớn

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ đăng trên Thanh Niên ngày 25.3.

 

Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ: Quy hoạch phố đi bộ quá lớn

 

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ đăng trên Thanh Niên ngày 25.3.



Ảnh minh họa

 

Ảnh minh hoạ

Cần một dự án đồng bộ
Quy hoạch phố đi bộ là việc nhất thiết phải làm nhưng theo tôi cần một dự án đồng bộ. Đó là tính toán các tuyến xe công cộng, bãi giữ xe cho người dân, tạo điều kiện cho việc buôn bán kinh doanh ra sao… Trước mắt, có thể mở rộng ở mức vừa đủ rồi sau đó sẽ phát triển dần thêm. Cũng cần tính đến yếu tố thời tiết miền Nam thường nắng nóng nên phố đi bộ quá rộng cũng sẽ gây bất tiện cho người dân, du khách khi di chuyển. Làm được những điều này, thành phố sẽ văn minh, thân thiện và đẹp hơn rất nhiều.
Nguyễn Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)

Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ: Quy hoạch phố đi bộ quá lớn - ảnh 1

Hiệu quả vào ban đêm
Phố đi bộ Nguyễn Huệ đã hoạt động nhiều năm nhưng người dân chỉ đến đây vào ban đêm là chủ yếu. Phố đi bộ Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão cũng vậy, chỉ tấp nập vào ban đêm. Còn ban ngày, do khí hậu ở TP.HCM khá nắng nóng nên người dân ít đi bộ. Ai cũng dùng xe cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Như vậy, theo tôi, nên có từng phố đi bộ riêng. Đừng quy hoạch thành một cụm phố đi bộ rộng lớn như vậy vì chưa thực sự cần thiết.
Đỗ Nguyễn Lê Hân (Q.Tân Phú, TP.HCM)
Làm sao có lợi cho dân
Thành lập khu phố đi bộ rộng lớn thì nhiều tổ chức, hộ gia đình có trụ sở, nhà trong khu phố đi bộ bị ảnh hưởng, nhất là việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Do đó, chính quyền cần quan tâm giải quyết, đối thoại với các tổ chức, gia đình, cá nhân ở đây để tìm sự đồng thuận cũng như giải quyết các vấn đề đi lại của họ một cách căn cơ nhất. Bên cạnh đó, cuộc sống, việc làm ăn gắn với phố đi bộ sẽ xáo trộn. Chính quyền cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để có một giải pháp dung hoà lợi ích của chung và của từng gia đình.
Nguyễn Thụy Tâm (Q.5, TP.HCM)
Bãi đậu xe là quan trọng
Những ngày lễ, hội, tìm chỗ gửi xe ở phố đi bộ Nguyễn Huệ vô cùng khó, giá giữ xe lại rất cao. Hơn thế, đường vào phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng kẹt cứng vì các phương tiện dồn về khu vực này. Do đó, khi phố đi bộ được mở rộng thì các bãi giữ xe để dân gửi xe đi vào phố đi bộ là rất quan trọng. Bãi xe phải đủ rộng để chứa nhiều loại xe khác nhau, thuận lợi cho người gửi lẫn người lấy xe. Bãi giữ xe phải được bố trí ở khắp các ngõ vào phố đi bộ. Phải làm được như vậy thì phố đi bộ mới phát huy hiệu quả. Không có bãi giữ xe để vào phố đi bộ thì chẳng ai dám vào vì phố đi bộ quá rộng, quá xa.
Phan Vỹ Thanh (TP.Long Xuyên, An Giang)

Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ: Quy hoạch phố đi bộ quá lớn - ảnh 3

       

Phương tiện công cộng di chuyển trong khu vực đi bộ là phương tiện gì, giá cả ra sao… cũng là những vấn đề cần tính toán kỹ khi thành lập phố đi bộ với diện tích lớn. Người dân không thể lê chân nổi ở các cung đường quá rộng, quá dài. Hơn thế, những cơ sở, gia đình có trụ sở trong phố đi bộ cũng cần phải di chuyển vật dụng, hàng hóa.

Nguyễn Thanh Phước (H.Hóc Môn, TP.HCM)
Cân nhắc việc lập “siêu” phố đi bộ: Quy hoạch phố đi bộ quá lớn - ảnh 4

       

Phố đi bộ được mở rộng sẽ là nét đặc trưng của TP.HCM. Chắc chắn nơi đó sẽ thoáng đãng, yên tĩnh vì vắng tiếng xe cộ, chỉ còn những phương tiện công cộng thân thiện với môi trường. Nhờ đó mà môi trường khu trung tâm thành phố sẽ trong sạch, yên lành và sẽ thành điểm đến của nhiều người để giải trí, vui chơi, mua sắm, học hành và làm việc. Tuy nhiên, mở phố đi bộ quá rộng lớn thì không khỏi ảnh hưởng đến công việc, đời sống, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong phố đi bộ.

Huỳnh Thanh Sang (Q.6, TP.HCM)
An Phong – Duy Khang (thực hiện)


 

Ban CTBĐ (tổng hợp)