Việc thai phụ phơi nhiễm trong môi trường không khí ô nhiễm gây tác động khôn lường cho bào thai, và trong dài hạn có liên quan đến gần 1/5 số ca sinh non trên toàn cầu.
Ô nhiễm không khí nguy hiểm cho thai nhi
Việc thai phụ phơi nhiễm trong môi trường không khí ô nhiễm gây tác động khôn lường cho bào thai, và trong dài hạn có liên quan đến gần 1/5 số ca sinh non trên toàn cầu.
Báo cáo đăng trên chuyên san Environment International cung cấp số liệu ước tính đầu tiên trên phạm vi toàn cầu về những ca sinh non có liên quan ô nhiễm không khí đến từ các hạt bụi cỡ lớn. Nhóm hạt bụi này, gọi là PM2,5, được xác định có đường kính từ 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn, và chúng có thể len lỏi sâu vào đường hô hấp. PM2,5 được thải từ các phương tiện nhân tạo như động cơ diesel, các nhà máy công nghiệp và nhiên liệu nấu nước có mặt tại hầu hết khu vực châu Á, cũng như các nguồn tự nhiên như phản ứng hoá học trong bầu khí quyển.
Dựa trên dữ liệu từ 183 quốc gia, đội ngũ nghiên cứu của Viện Môi trường Stockholm thuộc Đại học York (Anh) đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc phơi nhiễm trong lúc mang thai từ hàm lượng ô nhiễm không khí ngoài trời khác nhau đến tỷ lệ sinh non. Các chuyên gia kết luận rằng PM2,5 là “yếu tố ảnh hưởng đáng kể trên bình diện toàn cầu” đối với thai nhi sinh sớm hơn 37 tuần của thai kỳ. Đây cũng là mốc thời điểm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như dẫn đến những vấn đề về thể chất lẫn thần kinh. Họ tính toán vào năm 2010, việc phơi nhiễm PM2,5 có liên quan đến 18% ca sinh non trên toàn cầu, tương đương khoảng 2,7 triệu ca sinh non. Đa số các trường hợp này diễn ra ở Nam và Đông Á, Trung Đông, Bắc Phi và vùng Hạ Sahara ở phía tây.
Sáng nay 17.2, Ngân hàng sữa mẹ thí điểm đầu tiên của Việt Nam đã được khai trương tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các tổ chức phi chính phủ PATH, FHI 360.
“Cuộc nghiên cứu trên nhấn mạnh ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cũng như tác động đến sức khoẻ suốt đời với những đối tượng sống sót”, theo tác giả Christopher Malley.
Tại Nam và Đông Á, các nguồn PM2,5 do con người tạo ra chịu trách nhiệm hơn 80% tình trạng ô nhiễm trong khu vực, đồng thời đây cũng là những nơi có tỷ lệ sinh non do PM2,5 cao nhất, theo cuộc nghiên cứu. Thai phụ tại đây cũng thường xuyên bị phơi nhiễm với không khí bẩn trong nhà, đến từ gỗ và các nhiên liệu sinh khối khác được sử dụng trong quá trình nấu nướng. Trong khi đó, vật chất từ các nguồn tự nhiên, như bão cát, góp phần lớn hơn vào tình trạng này ở Trung Đông, Bắc Phi và vùng Hạ Sahara ở phía tây.
Chuyên gia sinh sản và dinh dưỡng Isabelle Obert trên trang Healthista tiết lộ 10 cách để tăng khả năng sinh sản nam giới thông qua chế độ ăn uống nhằm thúc đẩy chất lượng tinh trùng.
Theo tờ The Guardian, hiện Mỹ có khoảng 50.000 ca sinh non liên quan đến PM2,5, với mỗi ca ngốn khoảng 51.600 USD chi phí chăm sóc sức khoẻ, cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ cũng như mất đi nguồn lao động và năng suất làm việc vì tình trạng thiểu năng về thần kinh lẫn thể chất ở trẻ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 7 triệu ca thai chết lưu trên toàn cầu vào năm 2012 do không khí ô nhiễm. WHO dẫn dữ liệu cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa việc sống trong môi trường ô nhiễm, cả trong nhà lẫn ngoài trời, với bệnh tim, đột quỵ, ung thư và các căn bệnh về đường hô hấp.