28/11/2024

Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phí

Hội thảo Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, diễn ra tại Trường ĐH Thương mại hôm qua (28.2), đặt ra một số ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khi được phép thu học phí cao.

 

Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phí

Hội thảo Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, diễn ra tại Trường ĐH Thương mại hôm qua (28.2), đặt ra một số ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khi được phép thu học phí cao.



Ông Bùi Đức Triệu, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, phát biểu tại hội thảo /// Ảnh: Quý Hiên

 

Ông Bùi Đức Triệu, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, phát biểu tại hội thảoẢNH: QUÝ HIÊN

Sau một thời gian các trường ĐH thực hiện tự chủ, đặc biệt về tài chính, đã có một thực tế diễn ra là mức học phí cao mà các trường được phép thu lại là một trong những rào cản đối với những người học giỏi nhưng không có điều kiện kinh tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chất lượng đầu vào thấp. Đó là chưa kể ngoài việc thu học phí cao là điều ai cũng thấy rõ thì chất lượng đào tạo của các trường này có được nâng cao tương ứng với học phí?
Trước thực tế này, các đại biểu tham gia hội thảo đã đưa ra những giải pháp được cho là góp phần nâng cao chất lượng đầu ra.

Tăng cường đào tạo kỹ năng

Theo ông Nguyễn Duy Đạt, giảng viên Trường ĐH Thương mại, để tăng chất lượng đào tạo thì kỹ năng phải trở thành các hoạt động độc lập giống như đào tạo ngoại ngữ hiện nay, có cấp chứng chỉ cho sinh viên (SV) khi ra trường.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cũng cho biết cách đây 7 năm trường đã thực hiện một cuộc khảo sát các doanh nghiệp về năng lực của SV. Phản hồi của doanh nghiệp cho thấy SV tuy kiến thức cơ bản khá tốt nhưng còn yếu về kỹ năng làm việc. Vì thế trường đã đưa nội dung phát triển kỹ năng thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo.
 
 
Ưu tiên học phí cao hay chất lượng đầu vào cao ?
Một vấn đề đối với các trường tự chủ là nếu thu học phí cao quá thì lại lo ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh, do đó việc nâng cao chất lượng sẽ khó khăn.
Ông Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính, nghi ngờ quyết tâm siết chặt đầu ra của các trường tự chủ. Ông khuyến cáo các trường nên cảnh giác với các lợi ích trước mắt để không ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài. Đặt ra vấn đề nên ưu tiên việc thu học phí cao hay ưu tiên chất lượng đầu vào cao, ông nói: “Dù gì thì các trường muốn nâng cao chất lượng đào tạo cũng phải đảm bảo được chất lượng đầu vào cao, bởi có bột thì mới gột nên hồ”.

 

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhấn mạnh: “Để nâng cao chất lượng, trong đó bao gồm tăng kỹ năng, thì chương trình đào tạo phải tăng phần thực hành, việc này phải gắn với chi phí. Đây là một bài toán có tính tổng thể mà các trường tự chủ đều phải đối đầu”.

Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Trường ĐH Thương mại, các hoạt động của trường ĐH phải hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hợp tác với doanh nghiệp ở một số trường ĐH hiện chỉ mới là hoạt động tự phát của từng đơn vị khoa chứ chưa có chính sách chung của từng trường.
Ông Bùi Đức Triệu cho biết ở những nước phát triển, các doanh nghiệp mặc định có vị trí cho SV thực tập. Gần đây một số doanh nghiệp ở VN cũng đã bắt đầu hình thành văn hóa tuyển thực tập sinh. “Tôi rất thích mô hình đó, vì nâng cao chất lượng đào tạo thực chất là phải làm như vậy. Cái chúng ta muốn làm là phải có sự tổ chức của trường”.
Theo bà Lê Thị Thu Thuỷ, tuy Trường ĐH Ngoại thương làm tốt hoạt động gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp thông qua các hoạt động thực tiễn của SV nhưng cũng chưa giải quyết được bài toán tài chính khi thực hiện tự chủ. “Khi bổ sung tăng một đợt thực tập thì sẽ liên quan tới chi phí cho hoạt động và việc tổ chức”, bà Thuỷ nói.
Đừng để tự chủ chỉ là tăng học phí - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Không thể để lương giáo viên có 3 triệu đồng/tháng!

Ngày 23.2, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng làm việc với Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện tự chủ và công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, định hướng phát triển ngành giáo dục đến năm 2020.
Học phí chênh lệch rất lớn giữa trường tự chủ và chưa tự chủ
Để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ĐH công lập đổi mới toàn diện về đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24.12.2014. Theo đó, các cơ sở giáo dục ĐH công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.
Đến nay, Thủ tướng đã quyết định cho 16 trường ĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương được thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Tại TP.HCM có các trường: Kinh tế, Tôn Đức Thắng, Tài chính – Marketing, Công nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, Mở. Tại Hà Nội có các trường: Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Ngoại thương, Công nghiệp dệt may Hà Nội, Điện lực, Bách khoa, Thương mại, Học viện Nông nghiệp VN, Công nghệ bưu chính viễn thông. Ngoài ra có Trường Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng.
Các trường thí điểm tự chủ (tùy theo khối ngành) được thu học phí cao hơn nhiều so quy định hiện hành với các trường chưa tự chủ và được tăng theo lộ trình đến năm học 2020 – 2021. Chẳng hạn với năm học 2017 – 2018, mức trần khối ngành nhóm 1 (khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản) là 1,75 triệu đồng/tháng/SV, trong khi trần học phí đối với các chương trình đào tạo nhóm ngành ở các trường chưa tự chủ là 740.000 đồng/tháng. Nhóm 2 (khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch) 2,05 triệu đồng/tháng/SV (chưa tự chủ 870.000 đồng); nhóm 3 (y dược) là 4,4 triệu đồng/tháng/SV (chưa tự chủ là hơn 1 triệu đồng).
Có thể lấy mức học phí cụ thể ở khối ngành kinh tế như sau: Một trường chưa tự chủ thu khoảng 6,5 triệu đồng/SV/năm (nhà nước sẽ bù thêm kinh phí để đào tạo, có khi lên đến 50%), trường tự chủ thu khoảng 16 – 17 triệu đồng/SV/năm (nhà nước không cấp kinh phí đào tạo).


 

Quý Hiên