29/11/2024

Cần sớm sửa luật Giáo dục đại học

Theo nhiều chuyên gia, để giáo dục đại học tiếp cận được với xu hướng phát triển của thế giới thì cần phải sửa càng sớm càng tốt luật Giáo dục đại học.

 

Cần sớm sửa luật Giáo dục đại học

Theo nhiều chuyên gia, để giáo dục đại học tiếp cận được với xu hướng phát triển của thế giới thì cần phải sửa càng sớm càng tốt luật Giáo dục đại học.



Cần điều chỉnh luật cho cho phù hợp với những hoạt động thực tế ở trường ĐH  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cần điều chỉnh luật cho cho phù hợp với những hoạt động thực tế ở trường ĐHẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Gắn mác “phi lợi nhuận” để có lợi
Có nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT định nghĩa lại khái niệm trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo đúng thông lệ quốc tế. Theo đó, trường đại học (ĐH) không vì lợi nhuận phải đúng là một tổ chức không vì lợi nhuận, nghĩa là không có cổ đông và không chia lời nếu có. Trong khi đó, luật Giáo dục ĐH hiện hành quy định cơ sở giáo dục ĐH mà các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn nếu được hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ thì vẫn được xem là ĐH không vì lợi nhuận.
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH FPT, với định nghĩa trên và cùng một số quy định khác trong luật, việc “lách luật” của các trường là rất dễ. Thực tế nhiều trường đã tìm cách lách để lợi dụng, từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy. Chẳng hạn trường tuyên bố phi lợi nhuận nhưng cổ đông vẫn được chia lãi, đồng thời chính các cổ đông lại được một số lợi ích khác. Đã vậy, các trường phi lợi nhuận vẫn có thể lách chia lãi suất cho cổ đông cao hơn mức quy định bằng cách trả lương thưởng cao cho các cổ đông hoặc chuyển lợi nhuận thông qua các hợp đồng với công ty sân sau. Trước thực tế này, nhiều trường lợi nhuận đã bị cổ đông “ép” phải chuyển sang phi lợi nhuận. Đây là cơ sở nảy sinh những bất đồng nội bộ liên miên của các trường ĐH tư thục, làm ồn ào dư luận trong thời gian qua.
Cần sớm sửa luật Giáo dục đại học - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

6 lưu ý quan trọng khi thi THPT quốc gia

Ngày 13.2, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp với những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp tới quá trình đăng ký dự thi và làm bài của thí sinh.


 
 
“Phân tầng” thành “phân loại”
Trường ĐH FPT còn đề xuất thay chữ “phân tầng” trong điều 9 (phân tầng cơ sở giáo dục ĐH) bằng phân loại cho đúng bản chất là phân loại các trường, vì phân loại thì không hàm ý cao – thấp. Sửa lại các loại cho phù hợp với thực tế, từ 3 còn 2 loại: nghiên cứu và đào tạo hoặc thành 2 loại là nghiên cứu và ứng dụng cho phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mà Thủ tướng đã ban hành. Quý Hiên (ghi)

 

“Chỉ cần định nghĩa lại khái niệm và thêm quy định trường ĐH không vì lợi nhuận phải do một quỹ xã hội thành lập đứng ra đầu tư. Phải làm sao để ĐH không vì lợi nhuận phải là mong muốn từ tâm và phải làm bằng nguồn lực của chính mình thì mới bền”, ông Tùng nhận xét.

Phải làm rõ quyền của hội đồng trường
Tiến sĩ Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng quy định cần phải sửa nhất trong luật Giáo dục ĐH là về hội đồng trường của trường công lập. Phải làm sao để cả trường công hay trường tư cũng chỉ có một mô hình hội đồng trường (hoặc HĐQT), có như thế các trường ĐH mới hoạt động giống nhau được chứ không bị tách bạch trường công – tư như hiện nay. Ông Phương nhận xét: “Như hiện nay, trường tư có HĐQT là một tổ chức thực quyền, còn trường công hoặc không có hội đồng trường hoặc nếu có thì là “cánh hẩu” với ban giám hiệu”, ông Phương nhận xét.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng cho biết mô hình hội đồng trường hiện đang là vấn đề đau đầu cho các trường đang phải thực hiện mô hình tự chủ theo xu hướng hội nhập nhưng cách tiếp cận trong luật lại chưa hội nhập.
PGS Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hoá, cũng cho rằng luật làm sao phải trao quyền lực thực tế cho hội đồng trường, tránh việc tồn tại một cách hình thức. “Với các trường công, chủ sở hữu là nhà nước, nhân sự cũng do nhà nước sắp xếp, hội đồng khoa học thì quyết định các vấn đề chuyên môn, học thuật. Vậy hội đồng trường có vai trò gì? Vì thế, luật phải minh định rõ vị trí quan trọng của hội đồng trường, thậm chí hiệu trưởng chỉ là người làm thuê cho hội đồng trường, thì hội đồng mới thực quyền”.


 

Quý Hiên