Cuối tuần là dịp để từng nhóm người trẻ dẫn nhau xuống phố. Ở đó họ vừa vui chơi vừa thực hiện những dự án thật ý nghĩa.
Dạo phố nghe nhạc
Cuối tuần là dịp để từng nhóm người trẻ dẫn nhau xuống phố. Ở đó họ vừa vui chơi vừa thực hiện những dự án thật ý nghĩa.
Âm nhạc níu chân người
Có những bữa tiệc âm nhạc đường phố mà khách đi ngang qua phải gạt chân chống, dừng xe, bởi âm điệu của tiếng đàn tranh du dương, của tiếng đàn bầu thánh thót rồi tiếng sáo trúc khi trầm khi bổng như muốn níu chân người.
Điều đặc biệt, những bữa tiệc âm nhạc ấn tượng này lại đến từ những người trẻ. Họ là sinh viên Nhạc viện TP.HCM, theo đuổi dòng nhạc dân tộc nhưng nhận thấy ngày càng ít người quan tâm đến dòng nhạc truyền thống, cả nhóm đã cùng mang âm nhạc dân tộc đi tìm khán giả.
Sản phẩm do nhóm sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) thực hiện này đã được chuyển giao và áp dụng vào sản xuất tại công ty của NhậtBản.
Họ mang ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi thường tụ tập nhiều người trẻ, với mong muốn nhiều người trẻ biết đến và thêm yêu âm nhạc của đất nước mình. Đây cũng là cách mà nhóm mong muốn gìn giữ được nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt.
Mỗi tối thứ bảy hằng tuần, khi tiếng nhạc ngân lên, từng nhóm người trẻ rồi du khách lại kéo đến vây quanh nhóm nhạc. Ai cũng thấy lắng lòng vì những giai điệu mượt mà. “Nhóm nhạc này như một nét riêng giữa thành phố nhộn nhịp, nghe nhạc mà thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng”, Nguyễn Thiên Anh (ngụ Q.5, TP.HCM), đang miên man theo những giai điệu của bài hát Trống cơm, bày tỏ.
Mỗi đêm, nhóm có từ 8 đến 10 thành viên thay phiên nhau biểu diễn với những loại nhạc cụ khác nhau như sáo trúc, đàn tam thập lục, đàn tranh, đàn T’rưng, đàn bầu và trống. Để mang lại hiệu quả cho mỗi đêm diễn, sau những tràng vỗ tay tán thưởng khi kết thúc một bài nhạc, thành viên nữ xinh xắn của nhóm đứng ra tổ chức những trò hoạt náo. Đó có thể là những phần đố vui có thưởng qua việc mở một đoạn nhạc và khán giả đoán tên nhạc cụ; hoặc cho khán giả giao lưu, đánh vài điệu nhạc dưới sự hướng dẫn của nhóm để hiểu hơn về từng loại nhạc cụ dân tộc.
Mong muốn đến được gần hơn với đối tượng người trẻ, nhóm đã cố gắng tập chơi những bản nhạc trẻ bằng chính nhạc cụ dân tộc. “Nhiều khi người trẻ cùng hát giao lưu với nhóm nhạc nhưng yêu cầu những bài nhạc sôi động hiện đại, nhóm cũng chiều theo. Nắm được tâm lý đó nên những đêm diễn gần đây nhóm cũng xen vào những bản nhạc trẻ sôi động”, Quyết – thành viên của nhóm, chia sẻ.
Dù bỏ ra nhiều công sức để tập luyện, thậm chí nhiều khi từ chối cả những sô diễn kiếm tiền bên ngoài, để đi diễn miễn phí tại phố đi bộ, nhưng với mỗi thành viên, được mang âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng lại là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Em đạt danh hiệu học sinh khá giỏi suốt 12 năm liền và được thầy cô tin tưởng giao cho vị trí lớp trưởng. Dù bệnh tật nhưng nữ sinh 9X luôn dặn lòng: ‘Phải cố gắng, không được bỏ cuộc, dù cho còn một ngày cũng phải cố gắng. Cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp mà mình chưa được biết lắm!’
“Những đêm diễn đường phố mang đến cho tụi mình rất nhiều trải nghiệm. Được đàn, được hát, được giao lưu với rất nhiều người. Quan trọng là cứ mỗi lần đi diễn tụi mình đều nhìn thấy những gương mặt quen thuộc đến để cổ vũ; hay gần cuối tuần lại nhận được những tin nhắn: Tuần này nhóm mình có diễn ở phố đi bộ nữa không? Sự chờ đợi và dõi theo của khán giả cho thấy mong ước của nhóm có thể thành hiện thực”, Quyết bày tỏ.
Dự án Classics On The Go biểu diễn tại Đường sách Nguyễn Văn Bình
Nhạc cổ điển ra phố
Khó giấu được những lời trầm trồ cộng với sự ngỡ ngàng của khách bộ hành khi nhìn thấy một nhóm toàn những bạn trẻ độ tuổi học sinh, sinh viên lại ra giữa phố trình diễn những bản nhạc cổ điển lắng đọng lòng người.
Họ đến từ dự án Classics On The Go, được tập hợp từ những học sinh, sinh viên đam mê dòng nhạc cổ điển, nhằm mong muốn mang dòng nhạc này đến gần hơn với mọi người.
“Nhiều người thường nghĩ nhạc cổ điển nhàm chán, khô khan và khó nghe. Nhưng nếu có cơ hội và không gian thích hợp để thưởng thức, người nghe sẽ thấy sự tinh tế cũng như sức cuốn hút của dòng nhạc này”, Quách Nguyễn Minh Anh, học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, người sáng lập dự án, bày tỏ.
Dự án lấy ý tưởng từ buổi trình diễn nhạc cổ điển trên đường phố ở TP.Sabadell, Tây Ban Nha. Khi thấy sự mới lạ cũng như nhận được sự hưởng ứng của nhiều người từ buổi trình diễn này, Minh Anh bắt đầu nảy ra ý tưởng mang âm nhạc cổ điển ra phố.
Từ đấy, Minh Anh tập hợp bạn bè đồng trang lứa, có chung niềm đam mê để thực hiện dự án. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các anh chị trong Nhạc viện TP.HCM.
Thay vì đứng một chỗ biểu diễn như những dàn nhạc thông thường, nhóm của Minh Anh chọn hình thức mới lạ là vừa di chuyển vừa chơi đàn để hợp với không gian biểu diễn đường phố. Theo đó, khi tiếng nhạc cất lên, người xem đi từ ngỡ ngàng này đến ngạc nhiên khác. Từ xa xa, từng thành viên sẽ lần lượt xuất hiện với một loại nhạc cụ khác nhau. Bản nhạc sẽ dần phát triển đủ bè hơn khi các thành viên xuất hiện đầy đủ.
Với phong cách trình diễn như du ca đường phố này, từ một dòng nhạc vốn được xem là bác học, khi rời phòng thính phòng lại trở nên gần gũi và mang đến nhiều xúc cảm cho người xem.
Sau gần 2 năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư máu, sáng 21.12, Phạm Thị Huỳnh Nga (19 tuổi, Tiền Giang) đã lần đầu thốt lên câu nói đầy hạnh phúc: “Em ngỡ ngàng lắm! Đây là ngày đẹp nhất trong cuộc đời em!”.
“Nghe tiếng nhạc từ đằng xa, khi lại gần bỗng ngỡ ngàng vì toàn những nhạc công trẻ. Thật sự rất đáng ngưỡng mộ. Bình thường không bao giờ mình nghe những dòng nhạc mang hơi hướng thính phòng như thế này, nhưng hôm nay là một ngoại lệ vì các bạn ấy diễn hay quá”, Phạm Văn Hưng – du khách đến từ TP.Đà Nẵng, không giấu được cảm xúc chia sẻ.
Nói về dự định trong tương lai của nhóm, Minh Anh chia sẻ: “Nhóm mong muốn mở rộng mô hình hoạt động của dự án, trước hết là tìm kiếm nhà tài trợ để hỗ trợ trong việc tổ chức thêm nhiều buổi biểu diễn khác. Nhóm sẽ đưa dự án ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, sau đó sẽ biểu diễn tại nhiều trường học trên thành phố nhằm đưa âm nhạc cổ điển đến nhiều độ tuổi khác nhau”.