16/01/2025

Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua

Google, YouTube, Facebook, Twitter… đang trở thành công cụ loan tải, phát tánthông tin giả (fake news) nhằm nhiều mục đích, trong đó có cả mục đích gây bất ổn xã hội, chính trị.

 

Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua

Google, YouTube, Facebook, Twitter… đang trở thành công cụ loan tải, phát tánthông tin giả (fake news) nhằm nhiều mục đích, trong đó có cả mục đích gây bất ổn xã hội, chính trị.


 
 

 /// Minh họa: DAD
Minh hoạ: DAD
 
 

 
 
Báo chí đang bị cạnh tranh, nhưng cũng là đối trọng với mạng xã hội trong nỗ lực phối kiểm, chống tin giả.
 
Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua - ảnh 1

       

PV Thanh Niên đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT-TT (ảnh) xung quanh vấn đề này.

 

Ông nghĩ gì khi người dùng mạng xã hội (MXH) có xu hướng share (chia sẻ) tin xấu, tin giả nhiều hơn tin tốt?
 
Đây là hành vi tự nhiên, khó kiểm soát của con người nói chung. Không phải những người share tin giả là người xấu, vì chưa chắc họ biết đó là tin giả. Vấn đề là một số MXH lớn biết điều này, nhưng gần như không làm gì để ngăn chặn. Vì MXH dựa trên sự chú ý của người sử dụng, người dùng càng chú ý MXH càng phát triển. Thuật toán, cấu trúc và mô hình kinh doanh của MXH cho phép những gì được quan tâm nhiều, được trả tiền nhiều sẽ được phát tán nhiều, khiến cho vấn đề tin giả trở nên nghiêm trọng. Ở đây không đơn thuần một bàn tay vỗ mà kêu được, không chỉ là câu chuyện hành vi chia sẻ, phát tán của người dùng, mà MXH hiểu, khai thác và lợi dụng để hành vi đó được khuyếch đại lên, làm tin giả trở nên khó kiểm soát.
 
Tức là có những tin giả được phát tán đơn thuần và có những dạng tin giả được trả tiền để phát tán, như tin giả nhằm vào các doanh nghiệp, nói xấu, triệt hạ đối thủ; hoặc các tin xấu độc, sai lệch về mặt quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước?
 
Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua

 
Thực tế đúng như vậy. Câu hỏi đặt ra là tại sao phải trả tiền cho tin giả, nó có lợi cho ai? Câu trả lời có hai vấn đề: động cơ của người phát tán tin giả có chủ đích, muốn tin giả đó ảnh hưởng đến nhiều người. Ví dụ, có thể trả tiền cho Facebook để phát tán một “tin tức” đến bất cứ nhóm đối tượng rộng rãi nào, tới chính xác đối tượng mà người ta nhắm tới. Thứ hai, MXH với cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) biết được đâu là “trending” (xu hướng) để gợi ý cho người đọc, người xem; để người dùng thấy mình luôn được “update” (cập nhật), newsfeed của mình luôn tràn ngập vấn đề “đáng quan tâm”. Lại một lần nữa ta thấy hai hành vi lại gặp nhau, vì lợi ích là song trùng nhau cho cả người phát tán và MXH.

Sự thật bị “cắt cúp” cũng là tin giả

 
 
Một nghiên cứu về tình hình tin tức giả mạo thực hiện tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, TP.HCM cho thấy, có 63% người dân ở 2 TP công nhận đã tiếp xúc với các tin tức giả mạo trong vòng 3 tháng vừa qua. 65% trong số họ tiếp xúc tin giả ít nhất 1 lần/tuần. Trong số tất cả các phương tiện truyền thông người dân tiếp xúc với tin giả, nhiều nhất qua các kênh truyền thông online, gồm MXH và các website tin tức.
M.Hà
 

Một thực tế là không chỉ là người dùng, MXH mà ngay cả báo chí, các trang tin điện tử cũng đôi khi trở thành nguồn phát tán các fake news?

Trường hợp tin giả phát tán với động cơ xấu, từ những nguồn “trang web” rất đáng nghi ngờ thường dễ nhận biết. Cái khó hơn là trong thời buổi MXH và báo chí ảnh hưởng qua lại tới nhau, có những cơ quan báo chí đưa tin mà không biết đó là tin giả, và đã có thực tế một số báo chí lấy nguồn tin giả trên MXH và đăng tải. Khi đó, người đọc sẽ rất rối trí, vì “đây là thông tin báo đăng kia mà”… Đặc biệt, đôi khi định kiến chủ quan của người viết, của tòa soạn cũng góp phần tạo ra “tin giả”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tin giả không nhất thiết phải là giả 100%, đôi khi nó chỉ là một nửa sự thật, một sự thật được cắt cúp, nhìn dưới lăng kính khác làm méo mó đi, biến định kiến của người viết thành hoài nghi cho người đọc, khiến người đọc hoang mang không biết đâu là tin thật, đâu là thái độ, quan điểm đúng cần phản ánh.
 
Nhưng việc này có nguyên nhân do sự hạn chế của một số cơ quan chức năng khiến báo chí không được tiếp cận thông tin đầy đủ?
 
Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua - ảnh 3

Chống tin giả: Cuộc chiến không được phép thua - ảnh 4
Một số tài khoản Facebook bị xử lý vì đưa tin giả, tin thất thiệt
 
 

Dưới góc độ minh bạch hoá thông tin, đúng là có một số thực tế về chuyện bưng bít. Hiện nay, nhà nước đang có rất nhiều nỗ lực trong việc yêu cầu chủ động cung cấp thông tin chính thống, trung thực cho báo chí. Nhưng không thể đòi hỏi quá trình tìm tòi sự thật lúc nào cũng dễ dàng với báo chí. Bản chất báo chí sinh ra với sứ mạng tìm hiểu, điều tra và gạn lọc những nguồn tin khác nhau để mang đến cho độc giả những bức tranh gần nhất về sự thật. Nỗ lực đó là điều đáng trân trọng. Khi nỗ lực này chưa trọn vẹn thì người làm báo cần xem lại mình. Đối lập với xu hướng trên là có một quan điểm phổ biến cho rằng, thời buổi này ai có điện thoại trên tay đều là nhà báo, nhưng nhà báo thực sự phải có kỹ năng gạn lọc, cung cấp thông tin đầy đủ. Có điều ngày càng có nhiều phóng viên đang trở nên dễ dãi khi tác nghiệp.
 
Một thực trạng khác là đang nở rộ rất nhiều trang tin điện tử, các tên miền “.com” mà chúng ta chưa có biện pháp quản lý chặt?
 
Đây là câu chuyện đang gây tranh cãi và có nhiều bức xúc, nhiều cơ quan báo chí cho rằng đã có báo chí rồi sao còn sinh ra trang tin điện tử. Nhưng có những vấn đề thuộc về xu thế phát triển. Chúng ta có quy định chặt chẽ với các trang thông tin điện tử tổng hợp, không được sản xuất tin mà phải dẫn lại từ nguồn báo chí chính thống, không được núp bóng và thay thế vai trò báo chí. Nhưng có câu chuyện lợi dụng, mà khâu kiểm tra, kiểm soát xử lý chưa đầy đủ mức độ răn đe hoặc để bỏ lọt. Vì số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp xin phép rất nhiều, do tên miền internet là vô tận. Đội ngũ phát hiện theo dõi không nhiều, không phải ở đâu cũng có công cụ rà soát, theo dõi hiện đại, sau khi phát hiện được rồi thì lực lượng hậu kiểm lại mỏng. Nói như vậy không phải viện cớ, nhưng trong tương lai rất gần sẽ có biện pháp xử lý triệt để. Những trang tin điện tử núp bóng báo chí sẽ bị xử lý.

Cần giải pháp đồng bộ

 
 

 

1 – 2 ngày bị lan truyền tin giả, nạn nhân đã đủ “chết lâm sàng”

Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, đa phần các nguồn phát tán tin giả là các nick giả, nick ảo, nặc danh. Vì thế, dù đã có những người bị xử phạt do tung tin giả, nhưng số lượng này không nhiều. Hơn nữa, mức xử phạt do tin giả đưa ra không tương xứng với thiệt hại do tin giả gây ra. Kiểm tra nhiều ngày mới đưa ra quyết định xử phạt, trong khi chỉ cần 1 – 2 ngày bị lan truyền tin giả, nạn nhân đã đủ “chết lâm sàng”.
Mai Hà

 

Dưới góc độ người dùng MXH, cái khó là khi tiếp nhận thông tin đang không biết phân biệt tin giả – tin thật bằng cách nào. Theo ông, liệu có cần thiết lập các công ty công nghệ chuyên nhận diện tin giả?

Bất cứ ai cũng có thể đọc từ nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng thông tin đó chính xác hay chưa, từ MXH và từ báo chí. Có những bộ chỉ số được xây dựng để kiểm chứng, rà soát tin giả, nhưng chỉ mang tính định lượng; việc kiểm chứng thực sự phải qua “lưới lọc” của độc giả, mà tôi tin những người dùng MXH đang ngày càng thông minh và hiểu biết hơn rất nhiều trong nhận biết những thông tin có “mùi”, cho dù là từ MXH hay báo chí.
Đâu là giải pháp để cuộc chiến chống tin giả có thể hiệu quả hơn, thưa ông?
Đầu mối xử lý tin giả thì chính thức Chính phủ đã giao cho Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT-TT và các bộ khác. Về chính sách, chúng ta đã có luật như An ninh mạng. Về công nghệ chúng ta nắm được trách nhiệm của các tổ chức, MXH xuyên biên giới và hiện đang đấu tranh mạnh với các nền tảng này, buộc họ phải tuân thủ luật pháp VN. Ví dụ, sự phát tán tin giả nếu không có sự hậu thuẫn của công nghệ và tiền, thì tin giả không ở quy mô lớn như hiện nay. Chúng tôi đã có bằng chứng rõ ràng về việc Facebook nhận tiền để phát tán một số loại tin, trong đó có tin giả. Một giải pháp nữa chính là giải thích, thuyết phục. Nhà nước không thể làm một cách rốt ráo nếu không có sự ủng hộ của xã hội và sự chung tay của từng người sử dụng MXH, bằng những hành động rất đơn giản như hạn chế share những thứ chúng ta không biết, tìm kiếm những năng lượng tích cực. Đừng rời xa cuộc sống thực, dành tới 3 – 4 tiếng/ngày dán mắt vào một chiếc điện thoại, như một hành vi nghiện MXH. Bên cạnh đó, có một số nhóm giải pháp mạnh hơn có thể các cơ quan quản lý sẽ cân nhắc sử dụng tuỳ thời điểm.
 
Để chống lại tin giả thì tin thật phải có đất sống, nói cách khác thì báo chí chính thống phải có đất sống. Ông nghĩ gì về điều này?
 
Một số người cho rằng, có MXH rồi thì cần báo chí làm gì nữa, nhưng thực tế MXH càng phát triển lại càng cần báo chí hơn bao giờ hết, để chỉ ra đâu là thông tin thật, hữu ích. Đây là cuộc chơi mà báo chí không được phép thua. Vì nếu thua, hệ lụy với xã hội rất lớn. Chúng ta ăn gì, chơi gì, xem gì… tức não tiếp nhận gì đều do các thuật toán, AI, động cơ kinh tế của những bộ não siêu cường công nghệ lớn trên thế giới quyết định, thế thì quá nguy hiểm. Nhưng muốn báo chí không thua thì phải cần có sự ủng hộ của độc giả. Vì vậy, yêu cầu cao với báo chí, nhưng độc giả – người sử dụng nguồn tin – phải có tác động ngược trở lại để bảo vệ tính chính trực, sự khách quan, độc lập của báo chí, bằng việc trả tiền mua báo, thuê bao cho báo điện tử hoặc kênh truyền hình.
 
Các MXH đang cho chúng ta dùng miễn phí (free) với thông điệp tôn trọng các quyền riêng tư. Nhưng có thực là chúng ta có nhiều quyền như vậy khi sử dụng MXH, trong khi MXH hoàn toàn có thể kiểm soát, định hướng chúng ta suy nghĩ, đọc, xem cái gì?
 
Để có thể “không thua” trong cuộc vật lộn mưu sinh mang tên “làm báo” này, tôi nghĩ sau cùng, quan trọng nhất phải giành lại niềm tin của người đọc. Công bằng mà nói MXH có rất nhiều quan điểm sâu sắc, nhiều người rất giỏi giang, nhiều người “trong cuộc”nắm rất rõ vấn đề. MXH cũng là một đối trọng phản biện lại một số thông tin báo chí đưa không chính xác hoặc thiên lệch, một chiều. Ở đây ta nói đấu tranh không phải là đặt báo chí và MXH vào thế đối đầu ai mất – ai còn, mà đây là cuộc đấu tranh giữa tin giả – tin thật để phục vụ người đọc. Mảnh đất của tin giả luôn có, khó triệt tiêu nhưng phải làm cho nó giảm dần đi, điều này phải song song cả trên MXH và báo chí, vì lợi ích cả hai.
 
 
MAI HÀ