Vatican News phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, PGĐ ĐCV Vinh-Thanh
Việc đào tạo linh mục đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng của Giáo hội. Chúng tôi xin gởi đến quý vị cuộc phỏng vấn của Vatican News với Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc ĐCV Phanxicô Xavie (Vinh). Cha hiện đang tham dự khoá thường huấn tại Roma dành cho các giám đốc và phó giám đốc đại chủng viện.
Vatican News phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, PGĐ ĐCV Vinh-Thanh
Việc đào tạo linh mục đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng của Giáo hội. Chúng tôi xin gởi đến quý vị cuộc phỏng vấn của Vatican News với Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc ĐCV Phanxicô Xavie (Vinh). Cha hiện đang tham dự khoá thường huấn tại Roma dành cho các giám đốc và phó giám đốc đại chủng viện.
1. Thưa cha, xin cha cho biết đôi chút về chương trình thường huấn hiện tại của cha và có điểm gợi hứng nào từ chương trình thường huấn này cho việc đào tạo chủng sinh tại Đại Chủng viện ở Vinh?
Trước hết, con xin kính chào cha và quý vị thính giả của Đài Vatican News. Cảm ơn cha đã mời con và con rất vui vì được hầu chuyện với cha và quý vị.
Con sắp kết thúc khóa học về việc đào tạo linh mục ở chủng viện. Khoá học này do Bộ Truyền giáo tổ chức, kết hợp với một số bộ, ngành liên quan của Toà Thánh.
Ý thức về tầm quan trọng của sứ vụ đào tạo linh mục hiện nay với những thay đổi và thách đố mới, hằng năm Bộ Truyền giáo tổ chức hai khóa học: Khoá I từ tháng 10 đến tháng 12 cho các nhà đào tạo và giáo sư chủng viện; Khoá II từ tháng 02 đến tháng 5 cho các giám đốc, phó giám đốc chủng viện và tiền chủng viện thuộc Miền truyền giáo. Mỗi khoá không quá 30 người. Khoá học này có 25 linh mục, trong đó 16 vị đến từ Châu Phi, 8 vị đến Châu Á và 1 vị đến từ Châu Mỹ Latinh.
Nếu Khoá I có mục đích giúp học viên cập nhật kiến thức theo chuyên nghành của mình và học hỏi về phương pháp sư phạm, thì Khoá II giúp cho học viên biết tổ chức chương trình đào tạo trong chủng viện: từ cơ cấu, định hướng, nội dung, phương pháp và các giai đoạn huấn luyện theo yêu cầu của Ratio mới mà Bộ Giáo sĩ vừa ban hành.
Dĩ nhiên, có nhiều điểm gợi hứng cho con trong sứ vụ đào tạo, nhưng con chỉ xin chia sẻ một số điểm quan trọng:
1) Trước hết, việc đào tạo linh mục là một tiến trình huấn luyện toàn vẹn, tiệm tiến và thống nhất từ thời gian, nội dung và nhân sự cũng như cơ cấu tổ chức. Tránh lối huấn luyện một chiều như chỉ lo huấn luyện tri thức, hay quá chú trọng đến việc huấn luyện tu đức, hoặc lối huấn luyện duy kỹ năng chỉ chạy theo hoạt động mục vụ bên ngoài.
Trở thành linh mục là một sự dấn thân toàn bộ con người cho một sứ vụ, chứ không phải là một thứ nghề nghiệp, nhờ khóa học này, các học viên hiểu hơn về mục tiêu đào tạo linh mục là giúp các ứng sinh thực sự trưởng thành về nhân bản, tu đức, tri thức và mục vụ. Vì thế, việc huấn luyện linh mục phải mang tính toàn vẹn, liên ngành và đa diện thì mới phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
2) Điểm thứ hai, một số chủ đề quan trọng được nghiên cứu trong khoá học như: việc đồng hành với từng chủng sinh, việc phân định cá nhân và cộng đoàn, phương pháp làm việc nhóm để các nhà đào tạo biết cộng tác, hiệp nhất với nhau trong chương trình đào tạo.
Khoá học cũng nghiên cứu về việc sử dụng hiểu biết tâm lý để giúp các chủng sinh trưởng thành về nhân cách, tính tình, tình cảm, tương quan liên vị và cách hành xử phù hợp với sứ vụ linh mục. Về điểm này, Bộ Giáo sĩ cổ vũ các chủng viện nên mời các chuyên viên tâm lý và nữ giới, nhất là nữ tu tham gia vào công cuộc đào tạo linh mục theo khả năng và chuyên môn của họ. Ở Việt Nam, chúng ta đang thiếu về điểm này.
Một số chủ đề mang tính thời cũng được học hỏi: vấn đề đồng tính; vấn đề lạm dụng quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tính dục của giáo sĩ; những trường hợp tâm bệnh; vấn đề bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương; vấn đề quản trị tài sản và tài chính trong chủng viện theo sự cải cách hiện nay của Toà Thánh.
3) Điểm thứ ba là tinh thần và phương pháp làm việc theo Đức Thánh Cha Phanxicô mà các chủng viện cần áp dụng, dựa trên nền tảng thần học về một “Giáo Hội như là dân cùng nhau tiến bước” (Chiesa come un popolo in cammino). Việc huấn luyện là sự kiện thuộc Giáo Hội học mà chủng viện là nôi để sống và thể hiện mô hình Giáo Hội hiệp thông theo hình tròn: Nghĩa là làm sao tạo được tinh thần và phương pháp làm việc chung với nhau nơi ban đào tạo theo các nguyên tắc: hiệp thông, huynh đệ thần bí, tham dự, đối thoại, cộng tác, tính công nghị và tính tập đoàn để cùng phân định, cùng quyết định theo sự khôn ngoan của Thánh Thần (comunione, fraternità mistica – partecipazione – dialogo – corresponsabilità, collegialità – sinodalità). Sứ vụ đào tạo là công trình chung, nếu tạo được bầu khí này ở chủng viện, thì sẽ tránh được lối đào tạo “mỗi người một kiểu,” thiếu tính thống nhất và phối hợp, thiếu lắng nghe và đối thoại. Như thế, việc đào tạo sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn. Đây là những điều mới mẻ mà con cảm thấy được gợi hứng nhiều trong bối cảnh ở Việt Nam.
2. Chương trình đào tạo của Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê (Vinh) để trở thành một linh mục trải qua những giai đoạn nào và những điểm nhấn trong những giai đoạn đó như thế nào?
Xin cảm ơn cha đã quan tâm đến chúng con. Trong những năm gần đây, chương trình đào tạo linh mục ở Vinh trải qua những giai đoạn sau: 1) Giai đoạn Dự tu: Các ứng sinh đang học đại học và cao đẳng, nếu họ muốn thi vào đại chủng viện, họ được mời gọi gia nhập Nhóm Dự tu và sinh hoạt trong 3 năm để tìm hiểu và phân định xem mình có phù hợp với ơn gọi linh mục hay không. Sau khi tốt nghiệp, họ tham dự kỳ thi vào đại chủng viện. Vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình là nơi có nhiều ơn gọi. Ở Vinh, có những kỳ thi có hơn 400 ứng sinh nhưng chỉ lấy 40 người. Để được vào chủng viện, đòi hỏi các em phải cố gắng nhiều và thực sự là phải có ơn Chúa.
2) Giai đoạn II ở Tiền Chủng viện, đây là giai đoạn đầu của việc huấn luyện, trong 2 năm họ được đào tạo chủ yếu về nhân bản, tu đức và kiến thức nền tảng… Đây cũng là giai đoạn sàng lọc nghiêm túc, để xác định tính phù hợp cho ơn gọi linh mục. Nếu họ vượt qua, thì sẽ được vào đại chủng viện.
3) Giai đoạn ở chủng viện, gồm 2 năm Triết học, 1 năm Thử, 4 năm Thần học, và khoảng 1 năm thực tập mục vụ ở giáo xứ. Sau đó nếu mọi sự suôn sẻ, họ sẽ được truyền chức linh mục. Như thế, tổng cộng thời gian đào tạo là 9 năm. Chương trình này căn bản áp dụng theo đường hướng đào tạo của Giáo Hội và Hội đồng Giám mục Việt Nam.
3. Con xin phép hỏi một câu bên ngoài phạm vi giáo phận. Việc liên kết về chương trình đào tạo giữa các chủng viện tại Việt Nam như thế nào?
Về điểm này, con nhận thấy rằng trong những năm qua, nhờ những nổ lực của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt của Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh, các chủng viện có một sự liên kết, đối thoại và học hỏi lẫn nhau rất tốt. Chúng ta đã có Ratio Nationalis, Định hướng đào tạo linh mục cho toàn quốc, được Toà Thánh phê chuẩn, đây là tài liệu rất quý để giúp các chủng viện có chung một định hướng và cùng một trình độ huấn luyện. Đặc biệt, hằng năm, Uỷ ban đều đặn tổ chức các cuộc thường huấn cho các nhà đào tạo vào dịp hè, đó cũng là cơ hội rất quý để các nhà đào tạo cập nhật kiến thức và nhất là học hỏi kinh nghiệm huấn luyện với nhau. Con nhận thấy đó là dấu hiệu rất tích cực, trong khi so sánh một số nước hiện nay, họ chưa có Ratio, chương trình đào tạo chung như Việt Nam.
4. Những nguyên tắc chung đạo tạo linh mục cho toàn thể Giáo Hội được áp dụng vào bối cảnh Việt Nam thế nào? Nếu được, xin cha cho một vài ví dụ.
Câu hỏi này khá thú vị đối với con. Việc huấn luyện linh mục là một nghệ thuật của các nghệ thuật. Người huấn luyện phải có sự hiểu biết về huấn luyện, biết phương pháp huấn luyện và có chiến lược huấn luyện.
Con chỉ muốn chia sẻ 5 nguyên tắc mà con học được:
1) Huấn luyện là hướng tới giá trị hơn là cấm đoán. Mục tiêu huấn luyện là giúp ứng sinh biến đổi. Nếu không biến đổi là không có kết quả. Mà con người chỉ biến đổi nhờ sống các giá trị. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: đừng huấn luyện theo kiểu cảnh sát!
2) Huấn luyện là hướng tới sự siêu việt và tuyệt đối. Theo đó, huấn luyện là hướng tới Thiên Chúa, yêu mến Người trên hết mọi sự và hiến thân cho Người. Huấn luyện là giúp ứng sinh trở thành “người của Thiên Chúa.”
3) Huấn luyện cũng là giúp thụ huấn sinh biết yêu mến Giáo Hội và phục vụ người khác. Ơn gọi linh mục ở trong Giáo Hội và cho người khác, chứ không phải cho mình. Nên việc huấn luyện đích thực là giúp ứng sinh trở thành một người biết yêu mến Giáo Hội và phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo. Linh mục là “người của Giáo Hội”.
4) Huấn luyện bao gồm mọi phạm vi, không chỉ ở phạm vi chính thức (formal) mà cả phạm vị không chính thức (informal). Nghĩa là không chỉ huấn luyện trong môi trường nghiêm túc, như ở lớp học, nhà thờ, nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, như thể thao, âm nhạc, hoạt động văn hoá, lao động chân tay, nơi sân cỏ, tại bàn ăn, ngoài đường, khi giao tiếp, đi dã ngoại, khi nghỉ hè… tất cả đều được nhìn như là phương tiện và cơ hội để giáo dục.
5) Huấn luyện phải theo nguyên tắc bao gồm (inclusive) và loại bỏ não trạng loại trừ (exclusive). Nghĩa là lối tiếp cận huấn luyện một con người bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai; bao gồm những khả năng, tiềm năng và cả những yếu đuối, giới hạn và những tổn thương của họ. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực như nghiên cứu, mục vụ, tổ chức và lượng giá… Nó mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội. Còn lối loại trừ thì ngày nay đã lỗi thời và không nên áp dụng trong giáo dục.
5. Với kinh nghiệm của cha, đâu là những thách đố lớn trong việc đào tạo một chủng sinh ngày nay? Và hướng giải quyết của cha thế nào?
Đây là câu hỏi hay, nhưng khó trả lời! Hiện nay có nhiều thách đố cho việc đào tạo linh mục trên thế giới và cũng như ở Việt Nam. Theo thiển ý, con muốn nói đến một số thách đố lớn ở Việt Nam: 1) Trước hết đó là thách đố về môi trường xã hội, một xã hội vô thần, duy vật chất, trong đó sự giả dối, luồn lách lên ngôi, sống trong môi trường đó, ai cũng bị ảnh hưởng, các ứng sinh đến từ môi trường này cũng cần được thanh lọc từ sự ảnh hưởng này. Điều đó là không dễ!
Thách đố thứ hai đến từ phía ứng sinh: Vì sự tự do và chọn lựa riêng, có những người không muốn được đào tạo, chỉ nín thở qua sông để được chịu chức, mặc dầu Ban Đào tạo đã cố gắng giúp đỡ. Đó là trách nhiệm của họ. Tạ ơn Chúa, trên thực tế, những trường hợp này chỉ là thiểu số.
Vấn đề tuổi tác cũng là một thách đố, nhiều chủng sinh vào chủng viện khi tuổi đời khá cao, mà theo tâm lý phát triển, 30 tuổi trở đi, mọi thứ đã ổn định về lối nghĩ, thói quen và nhân cách, nên thiết tưởng, việc huấn luyện càng trẻ càng tốt, vì cây đã lớn sẽ khó uốn. Tuy nhiên, chúng ta còn có niềm tin vào ơn Chúa và sự thiện chí của đương sự, nếu có hai yếu tố này, mọi sự đều có thể. Thực tế, có những ứng sinh dù lớn tuổi, nhưng họ vẫn trở thành những linh mục tốt.
Thách đố thức ba về nhân sự và phương tiện huấn luyện. Nói chung Việt Nam chúng ta đang còn thiếu nhân sự, thiếu chuyên môn và các phương tiện cần thiết như thư viện, cơ sở vật chất phù hợp với sứ vụ đào tạo linh mục hiện nay.
6. Với tư cách là Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, xin cha cho biết đâu là mẫu chủng sinh hay tiêu chuẩn mà cha thấy xứng đáng chịu chức linh mục vào cuối giai đoạn đào tạo?
Thực ra mà nói, ơn gọi linh mục là một hồng ơn nhưng không của Thiên Chúa. Chúa ban cho ai người đó được. Nên nói là xứng đáng, thì không ai có thể cho là xứng đáng. Cũng chẳng ai có quyền đòi giám mục phải truyền chức cho mình. Nhưng như đã nói, ơn gọi linh mục được ban trong và qua Giáo Hội, cụ thể là qua sự đánh giá của Đức Giám mục, Ban Đào tạo và Dân Chúa chứng thực ứng sinh này có xứng đáng và phù hợp để trở thành linh mục hay không. Nếu dựa theo tiêu chuẩn cá nhân, thì dễ rơi vào chủ quan, nên chúng ta phải dựa theo tiêu chuẩn mà Giáo Luật 1983, điều 1029 quy định 7 tiêu chuẩn để xét các ứng sinh được tiến chức: Họ chứng thực 1) đức tin tinh tuyền; 2) chí hướng ngay thẳng; 3) kiến thức đầy đủ; 4) danh thơm tiếng tốt; 5) tác phong đoan chính; 6) nhân đức được thử luyện; 7) có sức khoẻ thể lý và tâm lý tốt tương ứng với chức thánh sẽ lãnh nhận. Đó là những tiêu chuẩn mà chúng con thường dựa vào để lượng giá ứng sinh và giới thiệu với giám mục của mình.
Trước hết, con xin kính chào cha và quý vị thính giả của Đài Vatican News. Cảm ơn cha đã mời con và con rất vui vì được hầu chuyện với cha và quý vị.
Con sắp kết thúc khóa học về việc đào tạo linh mục ở chủng viện. Khoá học này do Bộ Truyền giáo tổ chức, kết hợp với một số bộ, ngành liên quan của Toà Thánh.
Ý thức về tầm quan trọng của sứ vụ đào tạo linh mục hiện nay với những thay đổi và thách đố mới, hằng năm Bộ Truyền giáo tổ chức hai khóa học: Khoá I từ tháng 10 đến tháng 12 cho các nhà đào tạo và giáo sư chủng viện; Khoá II từ tháng 02 đến tháng 5 cho các giám đốc, phó giám đốc chủng viện và tiền chủng viện thuộc Miền truyền giáo. Mỗi khoá không quá 30 người. Khoá học này có 25 linh mục, trong đó 16 vị đến từ Châu Phi, 8 vị đến Châu Á và 1 vị đến từ Châu Mỹ Latinh.
Nếu Khoá I có mục đích giúp học viên cập nhật kiến thức theo chuyên nghành của mình và học hỏi về phương pháp sư phạm, thì Khoá II giúp cho học viên biết tổ chức chương trình đào tạo trong chủng viện: từ cơ cấu, định hướng, nội dung, phương pháp và các giai đoạn huấn luyện theo yêu cầu của Ratio mới mà Bộ Giáo sĩ vừa ban hành.
Dĩ nhiên, có nhiều điểm gợi hứng cho con trong sứ vụ đào tạo, nhưng con chỉ xin chia sẻ một số điểm quan trọng:
1) Trước hết, việc đào tạo linh mục là một tiến trình huấn luyện toàn vẹn, tiệm tiến và thống nhất từ thời gian, nội dung và nhân sự cũng như cơ cấu tổ chức. Tránh lối huấn luyện một chiều như chỉ lo huấn luyện tri thức, hay quá chú trọng đến việc huấn luyện tu đức, hoặc lối huấn luyện duy kỹ năng chỉ chạy theo hoạt động mục vụ bên ngoài.
Trở thành linh mục là một sự dấn thân toàn bộ con người cho một sứ vụ, chứ không phải là một thứ nghề nghiệp, nhờ khóa học này, các học viên hiểu hơn về mục tiêu đào tạo linh mục là giúp các ứng sinh thực sự trưởng thành về nhân bản, tu đức, tri thức và mục vụ. Vì thế, việc huấn luyện linh mục phải mang tính toàn vẹn, liên ngành và đa diện thì mới phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
2) Điểm thứ hai, một số chủ đề quan trọng được nghiên cứu trong khoá học như: việc đồng hành với từng chủng sinh, việc phân định cá nhân và cộng đoàn, phương pháp làm việc nhóm để các nhà đào tạo biết cộng tác, hiệp nhất với nhau trong chương trình đào tạo.
Khoá học cũng nghiên cứu về việc sử dụng hiểu biết tâm lý để giúp các chủng sinh trưởng thành về nhân cách, tính tình, tình cảm, tương quan liên vị và cách hành xử phù hợp với sứ vụ linh mục. Về điểm này, Bộ Giáo sĩ cổ vũ các chủng viện nên mời các chuyên viên tâm lý và nữ giới, nhất là nữ tu tham gia vào công cuộc đào tạo linh mục theo khả năng và chuyên môn của họ. Ở Việt Nam, chúng ta đang thiếu về điểm này.
Một số chủ đề mang tính thời cũng được học hỏi: vấn đề đồng tính; vấn đề lạm dụng quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tính dục của giáo sĩ; những trường hợp tâm bệnh; vấn đề bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương; vấn đề quản trị tài sản và tài chính trong chủng viện theo sự cải cách hiện nay của Toà Thánh.
3) Điểm thứ ba là tinh thần và phương pháp làm việc theo Đức Thánh Cha Phanxicô mà các chủng viện cần áp dụng, dựa trên nền tảng thần học về một “Giáo Hội như là dân cùng nhau tiến bước” (Chiesa come un popolo in cammino). Việc huấn luyện là sự kiện thuộc Giáo Hội học mà chủng viện là nôi để sống và thể hiện mô hình Giáo Hội hiệp thông theo hình tròn: Nghĩa là làm sao tạo được tinh thần và phương pháp làm việc chung với nhau nơi ban đào tạo theo các nguyên tắc: hiệp thông, huynh đệ thần bí, tham dự, đối thoại, cộng tác, tính công nghị và tính tập đoàn để cùng phân định, cùng quyết định theo sự khôn ngoan của Thánh Thần (comunione, fraternità mistica – partecipazione – dialogo – corresponsabilità, collegialità – sinodalità). Sứ vụ đào tạo là công trình chung, nếu tạo được bầu khí này ở chủng viện, thì sẽ tránh được lối đào tạo “mỗi người một kiểu,” thiếu tính thống nhất và phối hợp, thiếu lắng nghe và đối thoại. Như thế, việc đào tạo sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn. Đây là những điều mới mẻ mà con cảm thấy được gợi hứng nhiều trong bối cảnh ở Việt Nam.
2. Chương trình đào tạo của Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê (Vinh) để trở thành một linh mục trải qua những giai đoạn nào và những điểm nhấn trong những giai đoạn đó như thế nào?
Xin cảm ơn cha đã quan tâm đến chúng con. Trong những năm gần đây, chương trình đào tạo linh mục ở Vinh trải qua những giai đoạn sau: 1) Giai đoạn Dự tu: Các ứng sinh đang học đại học và cao đẳng, nếu họ muốn thi vào đại chủng viện, họ được mời gọi gia nhập Nhóm Dự tu và sinh hoạt trong 3 năm để tìm hiểu và phân định xem mình có phù hợp với ơn gọi linh mục hay không. Sau khi tốt nghiệp, họ tham dự kỳ thi vào đại chủng viện. Vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình là nơi có nhiều ơn gọi. Ở Vinh, có những kỳ thi có hơn 400 ứng sinh nhưng chỉ lấy 40 người. Để được vào chủng viện, đòi hỏi các em phải cố gắng nhiều và thực sự là phải có ơn Chúa.
2) Giai đoạn II ở Tiền Chủng viện, đây là giai đoạn đầu của việc huấn luyện, trong 2 năm họ được đào tạo chủ yếu về nhân bản, tu đức và kiến thức nền tảng… Đây cũng là giai đoạn sàng lọc nghiêm túc, để xác định tính phù hợp cho ơn gọi linh mục. Nếu họ vượt qua, thì sẽ được vào đại chủng viện.
3) Giai đoạn ở chủng viện, gồm 2 năm Triết học, 1 năm Thử, 4 năm Thần học, và khoảng 1 năm thực tập mục vụ ở giáo xứ. Sau đó nếu mọi sự suôn sẻ, họ sẽ được truyền chức linh mục. Như thế, tổng cộng thời gian đào tạo là 9 năm. Chương trình này căn bản áp dụng theo đường hướng đào tạo của Giáo Hội và Hội đồng Giám mục Việt Nam.
3. Con xin phép hỏi một câu bên ngoài phạm vi giáo phận. Việc liên kết về chương trình đào tạo giữa các chủng viện tại Việt Nam như thế nào?
Về điểm này, con nhận thấy rằng trong những năm qua, nhờ những nổ lực của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt của Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh, các chủng viện có một sự liên kết, đối thoại và học hỏi lẫn nhau rất tốt. Chúng ta đã có Ratio Nationalis, Định hướng đào tạo linh mục cho toàn quốc, được Toà Thánh phê chuẩn, đây là tài liệu rất quý để giúp các chủng viện có chung một định hướng và cùng một trình độ huấn luyện. Đặc biệt, hằng năm, Uỷ ban đều đặn tổ chức các cuộc thường huấn cho các nhà đào tạo vào dịp hè, đó cũng là cơ hội rất quý để các nhà đào tạo cập nhật kiến thức và nhất là học hỏi kinh nghiệm huấn luyện với nhau. Con nhận thấy đó là dấu hiệu rất tích cực, trong khi so sánh một số nước hiện nay, họ chưa có Ratio, chương trình đào tạo chung như Việt Nam.
4. Những nguyên tắc chung đạo tạo linh mục cho toàn thể Giáo Hội được áp dụng vào bối cảnh Việt Nam thế nào? Nếu được, xin cha cho một vài ví dụ.
Câu hỏi này khá thú vị đối với con. Việc huấn luyện linh mục là một nghệ thuật của các nghệ thuật. Người huấn luyện phải có sự hiểu biết về huấn luyện, biết phương pháp huấn luyện và có chiến lược huấn luyện.
Con chỉ muốn chia sẻ 5 nguyên tắc mà con học được:
1) Huấn luyện là hướng tới giá trị hơn là cấm đoán. Mục tiêu huấn luyện là giúp ứng sinh biến đổi. Nếu không biến đổi là không có kết quả. Mà con người chỉ biến đổi nhờ sống các giá trị. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: đừng huấn luyện theo kiểu cảnh sát!
2) Huấn luyện là hướng tới sự siêu việt và tuyệt đối. Theo đó, huấn luyện là hướng tới Thiên Chúa, yêu mến Người trên hết mọi sự và hiến thân cho Người. Huấn luyện là giúp ứng sinh trở thành “người của Thiên Chúa.”
3) Huấn luyện cũng là giúp thụ huấn sinh biết yêu mến Giáo Hội và phục vụ người khác. Ơn gọi linh mục ở trong Giáo Hội và cho người khác, chứ không phải cho mình. Nên việc huấn luyện đích thực là giúp ứng sinh trở thành một người biết yêu mến Giáo Hội và phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo. Linh mục là “người của Giáo Hội”.
4) Huấn luyện bao gồm mọi phạm vi, không chỉ ở phạm vi chính thức (formal) mà cả phạm vị không chính thức (informal). Nghĩa là không chỉ huấn luyện trong môi trường nghiêm túc, như ở lớp học, nhà thờ, nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, như thể thao, âm nhạc, hoạt động văn hoá, lao động chân tay, nơi sân cỏ, tại bàn ăn, ngoài đường, khi giao tiếp, đi dã ngoại, khi nghỉ hè… tất cả đều được nhìn như là phương tiện và cơ hội để giáo dục.
5) Huấn luyện phải theo nguyên tắc bao gồm (inclusive) và loại bỏ não trạng loại trừ (exclusive). Nghĩa là lối tiếp cận huấn luyện một con người bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai; bao gồm những khả năng, tiềm năng và cả những yếu đuối, giới hạn và những tổn thương của họ. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực như nghiên cứu, mục vụ, tổ chức và lượng giá… Nó mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội. Còn lối loại trừ thì ngày nay đã lỗi thời và không nên áp dụng trong giáo dục.
5. Với kinh nghiệm của cha, đâu là những thách đố lớn trong việc đào tạo một chủng sinh ngày nay? Và hướng giải quyết của cha thế nào?
Đây là câu hỏi hay, nhưng khó trả lời! Hiện nay có nhiều thách đố cho việc đào tạo linh mục trên thế giới và cũng như ở Việt Nam. Theo thiển ý, con muốn nói đến một số thách đố lớn ở Việt Nam: 1) Trước hết đó là thách đố về môi trường xã hội, một xã hội vô thần, duy vật chất, trong đó sự giả dối, luồn lách lên ngôi, sống trong môi trường đó, ai cũng bị ảnh hưởng, các ứng sinh đến từ môi trường này cũng cần được thanh lọc từ sự ảnh hưởng này. Điều đó là không dễ!
Thách đố thứ hai đến từ phía ứng sinh: Vì sự tự do và chọn lựa riêng, có những người không muốn được đào tạo, chỉ nín thở qua sông để được chịu chức, mặc dầu Ban Đào tạo đã cố gắng giúp đỡ. Đó là trách nhiệm của họ. Tạ ơn Chúa, trên thực tế, những trường hợp này chỉ là thiểu số.
Vấn đề tuổi tác cũng là một thách đố, nhiều chủng sinh vào chủng viện khi tuổi đời khá cao, mà theo tâm lý phát triển, 30 tuổi trở đi, mọi thứ đã ổn định về lối nghĩ, thói quen và nhân cách, nên thiết tưởng, việc huấn luyện càng trẻ càng tốt, vì cây đã lớn sẽ khó uốn. Tuy nhiên, chúng ta còn có niềm tin vào ơn Chúa và sự thiện chí của đương sự, nếu có hai yếu tố này, mọi sự đều có thể. Thực tế, có những ứng sinh dù lớn tuổi, nhưng họ vẫn trở thành những linh mục tốt.
Thách đố thức ba về nhân sự và phương tiện huấn luyện. Nói chung Việt Nam chúng ta đang còn thiếu nhân sự, thiếu chuyên môn và các phương tiện cần thiết như thư viện, cơ sở vật chất phù hợp với sứ vụ đào tạo linh mục hiện nay.
6. Với tư cách là Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, xin cha cho biết đâu là mẫu chủng sinh hay tiêu chuẩn mà cha thấy xứng đáng chịu chức linh mục vào cuối giai đoạn đào tạo?
Thực ra mà nói, ơn gọi linh mục là một hồng ơn nhưng không của Thiên Chúa. Chúa ban cho ai người đó được. Nên nói là xứng đáng, thì không ai có thể cho là xứng đáng. Cũng chẳng ai có quyền đòi giám mục phải truyền chức cho mình. Nhưng như đã nói, ơn gọi linh mục được ban trong và qua Giáo Hội, cụ thể là qua sự đánh giá của Đức Giám mục, Ban Đào tạo và Dân Chúa chứng thực ứng sinh này có xứng đáng và phù hợp để trở thành linh mục hay không. Nếu dựa theo tiêu chuẩn cá nhân, thì dễ rơi vào chủ quan, nên chúng ta phải dựa theo tiêu chuẩn mà Giáo Luật 1983, điều 1029 quy định 7 tiêu chuẩn để xét các ứng sinh được tiến chức: Họ chứng thực 1) đức tin tinh tuyền; 2) chí hướng ngay thẳng; 3) kiến thức đầy đủ; 4) danh thơm tiếng tốt; 5) tác phong đoan chính; 6) nhân đức được thử luyện; 7) có sức khoẻ thể lý và tâm lý tốt tương ứng với chức thánh sẽ lãnh nhận. Đó là những tiêu chuẩn mà chúng con thường dựa vào để lượng giá ứng sinh và giới thiệu với giám mục của mình.
Văn Yên, SJ, thực hiện