Rắc rối chuyển tuyến điều trị
Bệnh viện phàn nàn bệnh nhân ‘đòi’ chuyển lên tuyến trên không hợp lý trong khi bệnh nhân ‘tố’ bị bệnh viện gây khó.
Rắc rối chuyển tuyến điều trị
Bệnh viện phàn nàn bệnh nhân ‘đòi’ chuyển lên tuyến trên không hợp lý trong khi bệnh nhân ‘tố’ bị bệnh viện gây khó.Bệnh nhân khám, chữa bệnh BHYT chuyển viện đúng yêu cầu chuyên môn được hưởng 100% quyền lợi ẢNH: LIÊN CHÂU
Bệnh viện bị “tố” gây khó
Tại đây, sức khỏe của ba chị Phương được cải thiện nhưng phải tự chi trả viện phí, về lâu dài rất tốn kém. Do đó, gia đình về lại BV đăng ký BHYT xin chuyển viện đến BV tuyến T.Ư gần nhà, thuận tiện hơn cho việc điều trị.
Bệnh nhân có quyền được cấp cứu ở mọi tuyến và sau cấp cứu có quyền được chuyển viện theo đúng tuyến hoặc theo yêu cầu. Trong ảnh: Bệnh nhân đang được cấp cứu tại BV Nhân dân Gia Định ẢNH: DUY TÍNH |
Việc chuyển viện đúng tuyến, đúng chuyên môn, đúng quy định là đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân ẢNH: DUY TÍNH |
Bệnh nhân gây áp lực
Ý kiến
BV có năng lực chữa đúng bệnh nào thì chữa cho bệnh nhân, còn người dân cương quyết đi thì vẫn phải chuyển viện nhưng ghi “Chuyển viện theo yêu cầu” và đương nhiên bệnh nhân không được hưởng BHYT. Các BV đã được thẩm định, phê duyệt các kỹ thuật điều trị nên có trách nhiệm chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Khi gặp bệnh quá khả năng, phát sinh trong quá trình điều trị thì BV phải chuyển viện. Người dân cần phải tin tưởng BV.
PGS-TS Tăng Chí Thượng
(Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) Để giảm tình trạng bệnh nhân “đòi” chuyển tuyến, phía BV phải nâng cao trách nhiệm năng lực chuyên môn, liên tục cải tiến các quy trình KCB và áp dụng các kỹ thuật mới trong khám bệnh, điều trị bệnh, phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại đơn vị để đáp ứng nhu cầu KCB BHYT của nhân dân; tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh để đảm bảo chất lượng phục vụ; cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất tại các cơ sở KCB đồng thời giảm tỷ lệ chuyển tuyến, rút ngắn quá trình điều trị của người bệnh.
Th.S-BS Trần Thị Nhị Hà
(Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội) |
Thế nào là khám đúng tuyến, sai tuyến ?
Theo BHXH TP.HCM, có các trường hợp KCB đúng tuyến, như: đến KCB đúng với đăng ký KCB BHYT ban đầu ghi trên thẻ; cấp cứu; người có thẻ BHYT đăng ký KCB tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, BV tuyến huyện đến KCB tại các cơ sở này trong cùng địa bàn tỉnh; sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở hoặc chuyển đến cơ sở KCB khác theo yêu cầu chuyên môn hoặc chuyển về nơi đăng ký KCB ban đầu; chuyển tuyến chuyên môn bao gồm cả trường hợp đăng ký KCB tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển đến BV huyện, các BV huyện đã được xếp hạng 1, 2 và BV y học cổ truyền tỉnh (trường hợp BV huyện không có khoa y học cổ truyền); tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở tiếp nhận chuyển tuyến trong 3 trường hợp sau: cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB; khám lại; trường hợp người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác.
Có 3 trường hợp được xem là không đúng tuyến gồm: tự đi đến KCB tại BV tuyến tỉnh, T.Ư; trường hợp thứ hai được áp dụng theo khoản 3, điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT (trừ cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB); trường hợp thứ ba là KCB tại BV tuyến huyện của tỉnh khác.
|
LIÊN CHÂU – DUY TÍNH