Gisotti: ĐTC Phanxicô là vị Giáo hoàng yêu thương, nhân từ và can đảm
Tiến sĩ Alessandro Gisotti, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, đã nhìn lại 6 năm Giáo hoàng của ĐTC Phanxicô và nhận định rằng ĐTC Phanxicô là vị Giáo hoàng yêu thương, nhân từ và can đảm.
Gisotti: ĐTC Phanxicô là vị Giáo hoàng yêu thương, nhân từ và can đảm
Tiến sĩ Alessandro Gisotti, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, đã nhìn lại 6 năm Giáo hoàng của ĐTC Phanxicô và nhận định rằng ĐTC Phanxicô là vị Giáo hoàng yêu thương, nhân từ và can đảm.
6 năm trước, ngày 13.03.2013, ĐTC Phanxicô, “người đến từ rất xa”, đã xuất hiện trên ban công Đền thờ Thánh Phêrô để chào và ban phép lành đầu tiên cho hàng chục ngàn tín hữu đang hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Quan tâm đến người di cư
Ngay từ giây phút đầu tiên của sứ vụ Phêrô, ĐTC Phanxicô đã định nghĩa sứ vụ của ngài là cuộc hành trình huynh đệ, yêu thương và tin tưởng. Và không lâu sau đó, ngài đã chứng tỏ điều này bằng cuộc thăm viếng những người di dân tại đảo Lampedusa ngày 08.07.2013, một cuộc viếng thăm mà như ĐTC giải thích là không được lên kế hoạch trước nhưng chỉ đơn giản là ngài cảm thấy phải đi. Đó là mối quan tâm mà ĐTC vẫn tiếp tục, không có gì thay đổi trong 6 năm qua.
Tiến sĩ Gisotti nhận định: “ĐGH cho thấy rằng người di dân là những con người chứ không phải là những con số và ngài làm như vậy vì ngài có sự quan tâm thường xuyên đối với họ.” Ông cũng cho biết là ĐTC cũng có rất nhiều cử chỉ gần gũi, đến gần với người di cư, ngay cả trong những chuyến viếng thăm.
Dấn thân vì hoà bình
Việc ĐTC Phanxicô chọn tên “Phanxicô”, Thánh Phanxicô Assisi, con người của hoà bình, một người nghèo đã cố gắng, bất chấp mọi hoàn cảnh, đối thoại, đã làm cho bao nhiêu người ngạc nhiên. Nhưng ngài đã vinh danh tên mà ngài đã chọn. Theo ông Gisotti, những cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với các lãnh đạo các tôn giáo cho thấy điều này, ví dụ như cuộc gặp gỡ với Quốc vương Al-Kamil Al-Malek, người gần đây đã được nhắc lại trong chuyến đi đến Các Tiểu Vương quốc Ả Rập. Đức Phanxicô vinh danh tên Phanxicô, nhưng cũng là vinh danh sứ vụ của mình: Đức Giáo hoàng, người xây các cây cầu. Ông Gisotti nói: “Đôi khi chúng ta quên chính chiều kích này của các Đức Giáo hoàng. Thực sự, ĐTC Phanxicô, như chúng ta đã thấy, rất nhiều lần, không chỉ bằng lời nói mà có lẽ còn nhiều hơn, bằng những cử chỉ hành động, ở nơi có những bức tường, ngài phá vỡ những viên gạch này để xây dựng những cây cầu đi qua giữa chúng.”
Sự thanh thản
Sự thanh thản của ĐTC là điều đặc biệt đánh động ông Gisotti. Ông cho biết, ngay cả khi đối mặt với các tình huống căng thẳng, ĐTC Phanxicô vẫn không mất bình tĩnh và sự thanh thản. Ông chia sẻ: “Và thực sự – ngay cả khi quan sát ngài trong những khoảnh khắc riêng tư, ví dụ, khi thấy ngài cầu nguyện, ở khoảng cách thật gần, tôi đã bị đánh động – chúng ta thấy đó là một con người sống trong bình an. Đó là sự bình an rõ ràng không đến từ thế giới, nhưng đến từ Thiên Chúa.”
6 năm trước, ngày 13.03.2013, ĐTC Phanxicô, “người đến từ rất xa”, đã xuất hiện trên ban công Đền thờ Thánh Phêrô để chào và ban phép lành đầu tiên cho hàng chục ngàn tín hữu đang hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Quan tâm đến người di cư
Ngay từ giây phút đầu tiên của sứ vụ Phêrô, ĐTC Phanxicô đã định nghĩa sứ vụ của ngài là cuộc hành trình huynh đệ, yêu thương và tin tưởng. Và không lâu sau đó, ngài đã chứng tỏ điều này bằng cuộc thăm viếng những người di dân tại đảo Lampedusa ngày 08.07.2013, một cuộc viếng thăm mà như ĐTC giải thích là không được lên kế hoạch trước nhưng chỉ đơn giản là ngài cảm thấy phải đi. Đó là mối quan tâm mà ĐTC vẫn tiếp tục, không có gì thay đổi trong 6 năm qua.
Tiến sĩ Gisotti nhận định: “ĐGH cho thấy rằng người di dân là những con người chứ không phải là những con số và ngài làm như vậy vì ngài có sự quan tâm thường xuyên đối với họ.” Ông cũng cho biết là ĐTC cũng có rất nhiều cử chỉ gần gũi, đến gần với người di cư, ngay cả trong những chuyến viếng thăm.
Dấn thân vì hoà bình
Việc ĐTC Phanxicô chọn tên “Phanxicô”, Thánh Phanxicô Assisi, con người của hoà bình, một người nghèo đã cố gắng, bất chấp mọi hoàn cảnh, đối thoại, đã làm cho bao nhiêu người ngạc nhiên. Nhưng ngài đã vinh danh tên mà ngài đã chọn. Theo ông Gisotti, những cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với các lãnh đạo các tôn giáo cho thấy điều này, ví dụ như cuộc gặp gỡ với Quốc vương Al-Kamil Al-Malek, người gần đây đã được nhắc lại trong chuyến đi đến Các Tiểu Vương quốc Ả Rập. Đức Phanxicô vinh danh tên Phanxicô, nhưng cũng là vinh danh sứ vụ của mình: Đức Giáo hoàng, người xây các cây cầu. Ông Gisotti nói: “Đôi khi chúng ta quên chính chiều kích này của các Đức Giáo hoàng. Thực sự, ĐTC Phanxicô, như chúng ta đã thấy, rất nhiều lần, không chỉ bằng lời nói mà có lẽ còn nhiều hơn, bằng những cử chỉ hành động, ở nơi có những bức tường, ngài phá vỡ những viên gạch này để xây dựng những cây cầu đi qua giữa chúng.”
Sự thanh thản
Sự thanh thản của ĐTC là điều đặc biệt đánh động ông Gisotti. Ông cho biết, ngay cả khi đối mặt với các tình huống căng thẳng, ĐTC Phanxicô vẫn không mất bình tĩnh và sự thanh thản. Ông chia sẻ: “Và thực sự – ngay cả khi quan sát ngài trong những khoảnh khắc riêng tư, ví dụ, khi thấy ngài cầu nguyện, ở khoảng cách thật gần, tôi đã bị đánh động – chúng ta thấy đó là một con người sống trong bình an. Đó là sự bình an rõ ràng không đến từ thế giới, nhưng đến từ Thiên Chúa.”
Hồng Thuỷ