Bột nghệ ‘vón cục’ trong dạ dày: dùng sao mới đúng cách?
Trước thông tin trong dạ dày của bà 76 tuổi “chứa” khối bã thức ăn màu vàng nghi dùng bột nghệ nấu canh mỗi ngày, nhiều người dân hoang mang rằng khối bã này có phải thực sự do bột nghệ gây ra và dùng bột nghệ nhưng thế nào mới đúng.
Bột nghệ ‘vón cục’ trong dạ dày: dùng sao mới đúng cách?
Trước thông tin trong dạ dày của bà 76 tuổi “chứa” khối bã thức ăn màu vàng nghi dùng bột nghệ nấu canh mỗi ngày, nhiều người dân hoang mang rằng khối bã này có phải thực sự do bột nghệ gây ra và dùng bột nghệ nhưng thế nào mới đúng.Tiếp nhận những băn khoăn người dân, TS.BS Nguyễn Quốc Cường – trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM – cho rằng nguyên nhân trường hợp trên có thể là do người bệnh cao tuổi, nhu động dạ dày kém, uống ít nước, sử dụng bột nghệ thường xuyên với liều lượng nhiều…
Giải thích nguyên nhân khối bã thức ăn trong, bác sĩ Cường cho biết khối này được hình thành do việc polymer hóa chất xơ, đặc biệt là Tannin trong thực phẩm giàu chất xơ. Dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ tạo thành một hợp chất giống như ximăng.
Theo thời gian, chúng gắn kết với các thực phẩm giàu chất xơ khác trong chế độ ăn hình thành một khối chất xơ đọng trong đường tiêu hoá gọi là bã thức ăn (bezoars), đặc biệt là chất xơ mịn.
Bác sĩ Cường cho hay khi bã thức ăn hình thành, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó chịu, thiếu máu, khó nuốt, buồn nôn, biếng ăn, tiêu phân máu… Lúc này, người bệnh cần chẩn đoán và điều trị thông qua nội soi đường tiêu hóa.
Trên thực tế, bã chất xơ có thể hình thành bởi bất cứ loại thức ăn thực vật nào. Tuy nhiên, riêng bột nghệ là dạng bột chất xơ được xay mịn, rất thuận lợi cho việc hình thành khối bã thức ăn.
Để dự phòng hình thành khối bã chất xơ, bác sĩ Cường khuyến cáo người dân nên sử dụng bột nghệ với liều lượng cho phép. Đặc biệt, những người cao tuổi, người có tiền sử phẫu thuật ở dạ dày, người có tiền sử chậm nhu động dạ dày… cần hạn chế sử dụng.
Theo cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu – EFSA, người dân không sử dụng quá 3mg/kg cân nặng/ngày.
4 loại bã thức ăn
1- Bã thức ăn do thực vật (phytobezoars): người bệnh ăn nhiều thức ăn có thành phần là vỏ cứng của các thực vật, hạt như hạt bí đỏ, vỏ nho, vỏ quả hồng ngâm và các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ quả;
2- Bã thức ăn do nuốt tóc (trichobezoars);
3- Bã thức ăn do thuốc (pharmacobezoars);
4- Bã thức ăn do sữa (lactobezoars).
Trong đó, bã thức ăn do thực vật là phổ biến nhất. Bã thức ăn có thể xuất hiện nhiều nơi nhưng dạ dày là phổ biến nhất.