19/11/2024

‘Thuốc’ nào trị ‘bệnh’ xả rác ở Đà Lạt?

Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều cư dân mạng bức xúc khi Đà Lạt ngập trong rác sau Tết Dương lịch 2019. Và đó là câu chuyện dường như muôn thuở…

 

‘Thuốc’ nào trị ‘bệnh’ xả rác ở Đà Lạt?

Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều cư dân mạng bức xúc khi Đà Lạt ngập trong rác sau Tết Dương lịch 2019. Và đó là câu chuyện dường như muôn thuở…

 
 
 

Quang cảnh ngập rác ở khu vực trung tâm Đà Lạt sau khi du khách rút đi /// Ảnh: Facebook Đà Lạt quê tôi

Quang cảnh ngập rác ở khu vực trung tâm Đà Lạt sau khi du khách rút đi  ẢNH: FACEBOOK ĐÀ LẠT QUÊ TÔI

 
Tết Dương lịch 2019, Đà Lạt kỷ niệm 125 năm thành phố hình thành và phát triển nên có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, chào mừng, thu hút rất đông khách du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, trong 5 ngày từ 28.12.2018 đến 1.1.2019 ước tính có khoảng 132.000 lượt khách du lịch đến Đà Lạt. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho một thành phố du lịch.
 
Nhưng nhìn cảnh “ngập lụt” vì rác sau vài ngày lễ vừa qua một bạn trẻ đã thốt lên rằng: “Cảm ơn các bạn đã để lại cho thành phố chúng tôi… thành phố được gọi là yên bình nhất trong những năm về trước. Còn bây giờ các bạn đặt chân đến tham quan du lịch và hậu quả sau khi các bạn vui chơi, ăn uống là như thế này đây”.
 
'Thuốc' nào trị 'bệnh' xả rác ở Đà Lạt? - ảnh 1

Đà Lạt vốn được xem là thành phố yên bình và một điểm đến du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan  ẢNH: LÂM VIÊN

 
Nhìn những bức ảnh Đà Lạt như một “bãi chiến trường” rác từ chợ đêm đến khu vực tượng đài, nhiều người rất bức xúc. Trước đây cũng đã nhiều lần báo chí phản ánh, dư luận lên tiếng chuyện xả rác nhưng rồi cũng đâu lại vào đấy. Mà không riêng gì ở Đà Lạt, ở bất cứ nơi nào tại Việt Nam từ trung tâm vui chơi đến các điểm tham quan du lịch, mỗi khi có dịp lễ lạt là sau đó rác “tràn bờ đê”.
 
Một cư dân mạng bức xúc: “Đâu riêng gì Đà Lạt, Sài Gòn tôi cũng thấy đầy những người sạch trong nhà không có hạt bụi mà ra đường là xả rác xối xả như lên cơn… Họ, những con người nghiện xả rác, trong đó không thiếu người ăn mặc sang trọng, không thiếu người có bằng cấp học vấn cao, lại hay đi du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng, việc xả rác của họ lại không thể coi đó là hành vi, mà đó còn là bản chất ưa xả xác”.
 
Một cư dân mạng khác cho rằng: “Tôi không hiểu giới trẻ bây giờ suy nghĩ gì nữa. Mỗi gia đình nên giáo dục con em mình trước khi yêu cầu cả xã hội”. Hay “Ý thức hay sự giáo dục? Ngay tại thủ đô Hà Nội, sau một đêm giao thừa 2019, tất cả hoa trồng ven Hồ Gươm đã bị giày xéo tan hoang. Lỗi của ai? Khu lễ hội quá nhỏ hẹp, hay ý thức của người dự lễ nhỏ hẹp? Đừng kêu gào chửi mắng ai cả. Hãy tự phán xét mình đi”.
 
Vấn đề được đặt ra chính là có nên áp dụng những biện pháp xử phạt thật nặng để răn đe việc xả rác nơi công cộng, như tại Singapone đã thi hành “kỷ luật thép” hay không. Nhờ hình thức phạt tiền đối với người xả rác bừa bãi, tối đa là 1.000 đô la Singapore cho lần đầu tiên, tái phạm sẽ tăng lên đến 5.000 (tương đương 100 triệu đồng), nếu vi phạm 3 lần sẽ bị buộc làm vệ sinh đường phố 1 tuần đi kèm một thông báo “Tôi là người xả rác” để đánh vào sự xấu hổ của họ, quốc gia này nổi tiếng trên thế giới về vấn đề xanh, sạch, đẹp.
 
Và có nên chăng ở các thành phố du lịch, nơi tham quan giải trí cũng nên có những quy định cụ thể, rõ ràng, nghiêm khắc với các biện pháp chế tài, xử phạt để giữ gìn mỹ quan, môi trường tại nơi đó nhằm hướng đến một ý thức du lịch văn minh. Một dân mạng góp ý: “Thiết nghĩ Đà Lạt nên mở chiến dịch “du lịch cho những người văn minh” để giữ gìn sự yên bình, nên thơ của Đà Lạt”.
 
 
DƯƠNG NGUYÊN THUỶ