Trà thảo mộc… dễ ghiền và có lợi cho sức khoẻ ở châu Á ?
Trà thảo mộc… dễ ghiền và có lợi cho sức khoẻ ở châu Á ?
Ngoài những loại trà thảo mộc ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã giới thiệu ở bài trước, ở đây xin bàn tiếp về những loại trà… dễ ghiền và có lợi cho sức khoẻ khác rất phổ biến ở châu Á.
Trước hết là trà chùm ngây, một loại trà khá nhẹ, ít mùi cỏ, gần giống với trà cây tầm ma, thường được làm từ lá khô hoặc lá nghiền thành bột. Loại trà này có lợi cho sức khỏe, cung cấp một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin B và C.
Trà chanh khô ở Tây Á cũng rất giàu vitamin C. Đây là loại trà dùng nóng. Có thể xem chúng là thức uống hỗ trợ trị chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Trà chanh khô rất chua và thơm, tuy nhiên ta có thể làm ngọt để bớt độ chua bằng cách thêm đường vào. Loại chanh khô Omani có hương vị cam quýt dễ chịu và cũng rất giàu vitamin C.
Trà bụp giấm, nổi tiếng vì có màu đỏ, hương vị độc đáo và chứa nhiều vitamin C MEDICALNEWSTODAY.COM |
Tulsi là một loại trà thiêng, các tín đồ Ấn Độ giáo thường sử dụng loại trà này trong việc thờ cúng thần Vishnu và những vị thần khác EVITAMINS.COM, WP-CONTENT |
Người Ấn Độ rất thích uống trà Essiac, thường pha trộn loại trà này với rễ cây ngưu bàng, cây du trơn, cây me chua hoặc cây đại hoàng bản địa. Nhiều người cho rằng trà Essiac có thể điều trị bệnh ung thư và các bệnh khác. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy loại trà này có lợi cho sức khỏe con người, vì nó có nhiều tác dụng phụ. Do đó cần cẩn trọng khi sử dụng trà Essiac.
Tulsi là một loại trà thiêng, còn được gọi là hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum), thường được sử dụng cho mục đích tôn giáo và y học cổ truyền. Các tín đồ Ấn Độ giáo thường sử dụng loại trà này trong việc thờ cúng thần Vishnu và những vị thần khác. Ở Ấn Độ còn có loại trà khác rất nổi tiếng là trà Moringa (trà cải ngựa), chế biến từ lá của cây Moringa Oleifera trên dãy núi Himalaya.
Trà dâm bụt rất phổ biến ở Trung Đông. Người ta lấy đài hoa của cây dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) để làm loại trà này, có thể uống nóng hoặc lạnh. Đây là loại nước giải khát có màu đỏ, hương vị chua độc đáo, rất bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin C. Thông thường, cư dân Trung Đông thích pha trộn trà dâm bụt với hoa hồng hông (rose hips) để tạo hương vị lạ, thơm ngon hơn. Ở khu vực này còn có loại trà làm từ đài hoa của cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa), có thể uống nóng hoặc lạnh. Trà bụp giấm nổi tiếng vì có màu đỏ với độ chua và hương vị độc đáo. Loại trà này rất bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin C.
Trà Essiac, thường pha trộn loại trà này với rễ cây ngưu bàng, cây du trơn, cây me chua hoặc cây đại hoàng Ấn Độ TEACURRY.COM |
Trà lá thông khá phổ biến ở Đông Á. Đây là loại trà làm bằng lá thông xanh non ngâm trong nước sôi. Nhìn chung, người tiêu dùng chấp nhận pha chế lá thông và lá kim của những loài cây khác như một thức uống, dùng để làm các loại trà và rượu vang.
Ngoài ra ở châu Á còn có những loại trà truyền thống khác, ví dụ như trà cẩm tú cầu (sử dụng hoa hoặc lá khô). Tuy nhiên, chỉ có loài cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla var. thunbergii) mới không có độc tố. Người Nhật sử dụng loại cẩm tú cầu này để chế biến thành trà Amacha (trà ngọt), vì trong trà này có chứa chất tannin và phyllodulcin, những chất làm ngọt có độ ngọt gấp 400 – 800 lần so với đường (saccharose).
Trà Amacha Nhật Bản, chế biến từ hoa cẩm tú cầu lên men, sả, bạc hà, cỏ ba lá và lá quế MITOSAYA.COM |
Ở châu Á còn có những loại trà thảo mộc khá hấp dẫn như trà vạn diệp, còn gọi là trà cỏ thi, chế biến từ loài cây Achillea millefolium thuộc họ Cúc. Trà mướp đắng (hay trà khổ sâm), một loại trà làm từ những lát mướp phơi khô. Trà ngưu bàng (Arctium lappa) thì có vị khá lạ, thơm và… dễ ghiền. Người ta thường lấy hạt, lá và rễ của cây ngưu bàng để làm trà. Ngoài ra, ở châu Á còn có trà la hán quả, trà rễ cây cam thảo, trà hoa chanh cũng rất phổ biến, bên cạnh đó là trà lá sầu đâu, lá tầm ma, rau má, lá dứa thơm và trà củ khởi (Goji)…
VƯƠNG TRUNG HIẾU
TNO