18/11/2024

Tác hại do lạm dụng rượu

Mùa lễ tết cũng là dịp gia tăng các trường hợp nhập viện do lạm dụng rượu. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có khuyến cáo về tác hại do lạm dụng rượu.

 

Tác hại do lạm dụng rượu

Mùa lễ tết cũng là dịp gia tăng các trường hợp nhập viện do lạm dụng rượu. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có khuyến cáo về tác hại do lạm dụng rượu.

 
 
 

Uống rượu, bia ở mức kiểm soát để bảo vệ sức khỏe /// Ngọc Thắng

Uống rượu, bia ở mức kiểm soát để bảo vệ sức khoẻ  NGỌC THẮNG

 

Gây hại “toàn diện”

Theo Cục An toàn thực phẩm, sử dụng rượu thái quá gây hại cho sức khỏe về mặt cơ thể cũng như tâm thần. Bản thân mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những hiểu biết về tác hại của rượu để chủ động tránh xa những rủi ro do thức uống này.
 
Rượu là đồ uống gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% – 50% tính theo thể tích), vì vậy được gọi là rượu từ 1o đến 50o. Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng, trong đó thành phần chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn ethylic. Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hoá.
 
Rượu gây nhiều tác hại trên gan. Gan sử dụng hydrogen từ rượu chứ không do tế bào mỡ cung cấp do đó lạm dụng rượu gây tích lũy mỡ làm gan nhiễm mỡ. Nếu người uống rượu với số lượng quá nhiều thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hoá giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ đọng lại và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng.
 
Về mặt cơ thể, rượu gây viêm loét dạ dày, tiêu chảy, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tụy, đái tháo đường, bệnh tim mạch, giảm tiểu cầu.
 
Với hệ thần kinh trung ương: Rượu gây viêm nhiều dây thần kinh, tổn thương tiểu não, loạn vận ngôn, rối loạn vận động.
 
Uống càng nhiều rượu tăng nguy cơ ung thư miệng, lưỡi, yết hầu, thực quản, gan tuỵ. Rượu ức chế tổng hợp testosterone gây nữ hóa, giảm tình dục ở nam giới.
 
-	Không lái xe sau khi uống rượu, bia

– Không lái xe sau khi uống rượu, bia  NGỌC THẮNG

Về mặt gia đình và cộng đồng, nếu uống quá nhiều rượu sẽ không làm chủ được hành vi gây nên bạo hành trong gia đình, làm cho nhiều người bị lo âu trầm cảm theo. Năng suất lao động thấp, thời gian lao động giảm, bị mất việc, thiệt hại về kinh tế. Sau khi uống rượu điều khiển xe dễ gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng.

Chuyên gia về ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP đưa ra lời khuyên hữu ích cho sức khỏe: không uống quá nhiều rượu, nếu lỡ nghiện rượu phải cai rượu. Trong trường hợp vì một lý do nào đó bắt buộc phải uống rượu thì chỉ được uống rượu ở mức hạn chế (1 ly bia hoặc 1 chén nhỏ rượu). Cần lưu ý, trong khi uống nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, hạn chế uống nước để giảm hấp thu rượu. 
 
Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống… Tác hại của rượu tùy theo nồng độ rượu trong máu. Tuy nhiên, dưới đây là “thông số” cơ bản về ảnh hưởng của rượu với cơ thể:
– 1-100 mg/dl: thoải mái, êm dịu.
– 100-150mg/dl: mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích.
– 150-200mg/dl: nói không rõ và thất điều.
– >250 mg/dl: ngất hoặc hôn mê.

  

– Không lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác. Nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.
 
– Không điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc sau khi đã uống rượu, bia.
(Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

 

NAM SƠN