24/11/2024

TÓM TẮT ƠN GỌI NHÀ LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP

Ngày nay, thế giới sản xuất nhiều lương thực hơn bao giờ hết, khi những tiến bộ thần kỳ trong công nghệ nông nghiệp và các mô hình nâng cao hiệu quả đã kết hợp để tạo ra các sản lượng dồi dào và thặng dư một nguồn cung cấp sự sống.

TÓM TẮT ƠN GỌI NHÀ LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP

Ngày nay, thế giới sản xuất nhiều lương thực hơn bao giờ hết, khi những tiến bộ thần kỳ trong công nghệ nông nghiệp và các mô hình nâng cao hiệu quả đã kết hợp để tạo ra các sản lượng dồi dào và thặng dư một nguồn cung cấp sự sống [2].

Tuy nhiên, sự phát triển của các hệ thống thực phẩm toàn cầu hoá và công nghiệp hoá đã không giải quyết được các vấn đề lâu đời và trên thực tế, đã gây ra những hậu quả đáng báo động: các trang trại gia đình đang bị các lực lượng mạnh mẽ của thị trường toàn cầu bóp chết sự tồn tại; các công nghệ mới, trong khi hứa hẹn an ninh lương thực lớn hơn, lại đặt ra những thách thức về đạo đức và đe doạ tính bền vững lâu dài; và các hệ thống sản xuất lương thực được công nghiệp hoá thường gây ra các lãng phí và phá hại làm suy thoái môi trường và có tác động đến nông trại. Hơn nữa, mặc dù các mô hình canh tác hiện đại tăng gia sản lượng, nhưng đã không thể bảo đảm rằng tất cả mọi người đều đủ ăn, vì một con lượng đáng báo động các đàn ông, đàn bà và trẻ em trên khắp thế giới bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng do những sai sót về cấu trúc trong các hệ thống lương thực và chính sách công của chúng ta.

Những hậu quả đáng lo ngại này không phải là kết quả của bất kỳ thực hành hoặc công nghệ cụ thể nào. Thay vào đó, chúng là sản phẩm của một cách tiếp cận coi nông nghiệp chỉ là một nỗ lực kinh tế, một nỗ lực chỉ quan tâm đến việc tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu chi phí, và chẳng liên quan đến những vấn đề lớn hơn là sự an vui xã hội về vật chất và tinh thần của tất cả mọi người.

Cách tiếp cận này có vấn đề và có hại cho sự sống nhân loại và cho hành tinh nuôi sống chúng ta. Các giới hạn của cách tiếp cận này thậm chí còn được thể hiện rõ hơn trong đại dịch COVID-19 toàn cầu, khi sản xuất lương thực vẫn tối cần trong các đợt phong toả quy mô lớn. Rõ ràng, cách tiếp cận đối với nông nghiệp mang tính chủ đạo và hiện đại đang cần một nền tảng luân lý, một nền tảng ưu tiên cho phẩm giá con người và công ích, đồng thời kết nối ngành nông trại và lương thực với các nguyên tắc vượt quá các thước đo kinh tế.

Nền tảng này có thể tìm thấy trong truyền thống Kitô giáo. Truyền thống này dạy chúng ta rằng sản xuất và phân phối thực phẩm không phải là một giao dịch trống rỗng nội dung luân lý và ý nghĩa tối hậu, siêu việt. Thay vào đó, nông nghiệp nên được xem là một ơn gọi, một loại hình sống qua đó có thể nhận biết, phụng sự và tôn vinh Thiên Chúa. Được truyền cảm hứng khi biết rằng Thiên Chúa Cha đã tự do tạo dựng trái đất vì sự an lành của con người, chúng ta có nhiệm vụ “trồng trọt và gìn giữ” món quà này. Nông gia cộng tác một cách độc đáo với kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách nuôi con cái mình và đóng vai trò người quản lý công trình tạo dựng của Ngài. Sự hiểu biết ơn gọi này về nông nghiệp, rằng Thiên Chúa gọi chúng ta trở thành những người quản lý trái đất của Ngài và đối với nhau, phải được khai phá và mở rộng, qua đó cho phép các nhà lãnh đạo về sản xuất và phân phối lương thực “xem”, “xét” và “làm” phù hợp với một tầm nhìn dựa trên đức tin.

XEM

Có nhiều yếu tố định hình các hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đến các cộng đồng nông dân và môi trường. Cách riêng cần chú ý khẩn cấp bảy lĩnh vực:

1. Toàn cầu hoá Nông nghiệp Công nghiệp hoá: Thị trường thế giới và sự mở rộng các phương pháp công nghiệp hoá đã thiên vị ủng hộ các lợi ích giới quyền thế tư nhân. Điều này có thể quan sát thấy ở cấp địa phương và quốc tế, vì các nông dân cấp gia đình và quy mô nhỏ bị đẩy ra khỏi đất đai và rơi vào cảnh nghèo đói, và các nước đang phát triển bị áp lực phải vào các thỏa thuận và thực hành thương mại có hại cho tình trạng bằng an lâu dài của họ. Việc ngưng hoạt động do đại dịch COVID-19 toàn cầu đã cho thấy rõ tầm quan trọng của sức sống và khả năng phục hồi các hệ thống lương thực địa phương và khu vực, không chỉ các hệ thống lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, đồng thời, những thành viên nghèo nhất của xã hội phải chịu đựng ở những nơi có hệ thống lương thực cấp địa phương và cấp khu vực kém tổ chức và kém linh hoạt hơn. FAO đã quy định rằng trong ngắn hạn không được để thiếu các mặt hàng chủ lực cơ bản như gạo, lúa mì, ngô và đậu nành [3]. Nhưng ta thấy mình đang ở trong một giai đoạn không chắc chắn và ta biết rằng sự sẵn có thực phẩm không nhất thiết có nghĩa là người nghèo tiếp cận được thực phẩm.

2. Tài chính hoá các Mặt hàng Nông nghiệp: Nông nghiệp ngày càng được coi trọng và độc quyền về lợi nhuận. Điều này đã dẫn đến việc “tài chính hoá” các mặt hàng lương thực ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ đầu cơ tài chính vào sản xuất nông nghiệp cũng như việc chiếm đất. Những cách làm thiển cận này gây ra những hậu quả có hại cho cả cộng đồng con người và môi trường thiên nhiên.

3. Tri thức và Công nghệ Nông nghiệp: Các công nghệ mới đã tạo ra các giải pháp cho nhiều vấn đề phức tạp, nhưng việc thực hiện thường không được hướng dẫn bởi một tư duy lấy sự hưng thịnh của con người làm trọng tâm. Việc sử dụng công nghệ trong vấn đề này đe doạ tính bền vững sinh thái, một thị trường mang tính công bằng và cạnh tranh, và khả năng tiếp cận công việc khẳng định phẩm giá con người. Ngoài ra, nghiên cứu thường được thúc đẩy bởi các tập đoàn nông nghiệp lớn đa quốc gia gây hại cho hoạt động của những doanh nghiệp nhỏ hơn, và việc tập trung quyền lực kinh tế có thể khiến cho nó không được sử dụng cho công ích.

4. Công nghệ và Quyền lực: Một sự chú trọng quá mức việc xem xét các vấn đề chỉ thông qua các quan điểm kỹ thuật và công nghệ đã khiến chúng ta chuyển hướng chú ý khỏi những câu hỏi lớn hơn về sự phát triển con người. Quan điểm chủ đạo lại ủng hộ việc sản xuất bằng công nghệ hơn việc sản xuất trong thiên nhiên, và trong xã hội [4].

5. Các Tác động Sinh thái và Cân bằng Môi trường: Sự phụ thuộc quá nhiều vào việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đã gây ra sự suy thoái đáng kể đối với môi trường tự nhiên, bao gồm đất [5], nước [6] và không khí, đồng thời làm giảm sự đa dạng sinh học của thực vật và động vật. Điều này không chỉ gây tổn hại cho các thành viên gia đình nhân loại hiện nay, thường là những người nghèo và những người sống bên lề xã hội, mà còn đe dọa sự bền vững sinh thái lâu dài.

6. Sự biến mất các nền văn hóa bản địa: “Sự biến mất của một nền văn hoá có thể nghiêm trọng như hoặc thậm chí còn nghiêm trọng hơn, sự biến mất của một số chủng loại thực vật hay động vật. Áp đặt một lối sống thống trị gắn liền với một hình thức sản xuất nhất định cũng nguy hại như làm thay đổi các hệ sinh thái. Theo nghĩa này, rất cần phải thể hiện sự quan tâm đặc biệt dành cho các cộng đồng bản địa và truyền thống văn hoá của họ. Họ không phải là một thiểu số trong số các cộng đồng khác, nhưng là những đối tác quan trọng, nhất là khi đưa ra những dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của họ. Theo nghĩa này, rất cần phải thể hiện sự quan tâm đặc biệt dành cho các cộng đồng bản địa và truyền thống văn hoá của họ. Họ không phải là một thiểu số trong số các cộng đồng khác, nhưng là những đối tác quan trọng, nhất là khi đưa ra những dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của họ. Đối với họ, đất đai không phải là một món hàng nhưng là một món quà từ Thiên Chúa và từ ông bà tổ tiên là những người đang yên nghỉ ở đó; đất là một không gian thánh thiêng mà họ cần phải tương tác nếu muốn tiếp tục duy trì bản sắc và giá trị của họ. Khi ở trên đất của họ, chính họ sẽ chăm sóc nó tốt nhất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta gây áp lực buộc họ phải rời bỏ quê hương để nhường chỗ cho các dự án nông nghiệp hay khai thác quặng mỏ, những dự án này không đoái hoài gì đến sự suy thoái thiên nhiên và văn hoá. [7]

7. Nước, một nhân quyền cho mọi người: “Cả khi nguồn nước chất lượng có sẵn đang liên tục thiếu thốn, thì ở một số nơi lại có xu hướng gia tăng tư hữu hoá nguồn nước, bất chấp sự khan hiếm nước, biến nó thành một món hàng hoá chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Mặc dù việc tiếp cận nguồn nước uống an toàn là quyền căn bản và phổ quát của con người, vì nó thiết yếu cho sự sống còn của con người, và như thế, nó là một điều kiện cho việc thi hành các quyền khác của con người. Thế giới của chúng ta đang mang một món nợ xã hội lớn đối với người nghèo là những người đang thiếu nguồn nước uống, vì họ bị khước từ quyền được sống nhất quán với phẩm giá bất khả xâm phạm của họ. Món nợ này có thể được trả một phần bằng việc gia tăng nguồn quỹ để cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh cho những người nghèo. Nhưng nước vẫn tiếp tục bị lãng phí, không chỉ ở thế giới phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển sở hữu nguồn nước dồi dào. Điều này cho thấy rằng vấn đề nước một phần là vấn đề giáo dục và văn hoá, vì có ít nhận thức về tính nghiêm trọng của hành vi như thế trong bối cảnh bất bình đẳng lớn. Hơn nữa, khan hiếm nước sẽ dẫn đến sự tăng giá thành lương thực và nhiều loại sản phẩm khác tuỳ thuộc vào việc sử dụng nước. Một số nghiên cứu cảnh báo rằng một sự thiếu nước trầm trọng có thể xảy ra trong một vài thập niên tới nếu chúng ta không hành động khẩn cấp. Những hậu quả về môi trường có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người; cũng dễ nhận thấy rằng việc kiểm soát nguồn nước bởi các tập đoàn lớn đa quốc gia sẽ trở thành một nguồn mâu thuẫn lớn trong thế kỷ này”.[8]

Các nhà lãnh đạo nông nghiệp có thể đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về những chủ đề này trong bối cảnh xã hội-văn hóa và kinh tế, với các lộ trình sản xuất, kiến ​​thức và đào tạo đi từ địa phương đến toàn cầu và ngược lại (“toàn cầu địa phương”). IRCA nằm tại phần giao nhau giữa địa phương và toàn cầu và có mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng có đi có lại này, dựa trên các nguyên tắc của DSC, dựa trên nhận thức về lịch sử và địa lý, cũng như dựa trên niềm tin và kinh nghiệm sống của các thành viên. Theo nghĩa này, nó khôi phục sự tham gia của mình vào công việc của FAO, trở thành một nền tảng so sánh quốc tế về cuộc chiến chống nạn đói và tính bền vững của các hệ thống lương thực, chẳng hạn như Ủy ban An ninh Lương thực Thế giới (CFS)[9], độc đáo trong Liên hợp quốc theo khả năng bao gồm của nó.

XÉT

Nếu đây là những thách thức cấp bách mà canh tác hiện đại phải đối mặt, các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp nên nghĩ về giải pháp như thế nào? Những nỗ lực để giải quyết những vấn đề này phải xuất phát từ nơi hy vọng, và phải được thông báo bởi sự hiểu biết về nông nghiệp, một cách tiếp cận công nhận rằng đức tin cho phép chúng ta nhìn rõ ràng, đánh giá một cách khôn ngoan và hành động thận trọng khi nói đến nông nghiệp và sản xuất lương thực.

Một nơi hy vọng, ngoài việc gây áp lực lên niềm tin sâu sắc nhất của chúng ta, niềm tin, còn có đặc điểm là sự bao gồm tất cả những người tham gia, bao gồm cả những nông dân quy mô nhỏ bị gạt ra ngoài lề hoặc bị bỏ rơi khỏi quá trình chuyển đổi kinh tế, và những người lao động nông thôn. Nói tóm lại, nơi hy vọng này bao gồm “những người vô hình trên cánh đồng” ở các nước nghèo nhất đang chiến đấu chống lại nạn đói, mạng lưới người dân địa phương đấu tranh ở mọi thị trấn nhỏ vì điều kiện làm việc xứng với phẩm giá và công ích, các quốc gia giàu có, cùng với đại diện các tổ chức tiêu dùng và các thành viên của xã hội dân sự; một sự bao gồm cần thiết để có một cái nhìn cứng rắn, trong đó nêu lên tất cả các chân lý phổ quát trong bối cảnh xã hội, kinh tế và hiện sinh, là những nguyên tắc tương tự được tìm thấy trong Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền (Liên hợp quốc, 1948), Hướng dẫn Tự nguyện để Hỗ trợ Thực hiện Liên tục Quyền có Lương thực (FAO, 2004), và, ngày nay, là Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững [10].

Một cách tiếp cận bền vững đối với nông nghiệp là một mục tiêu đáng giá nhằm thúc đẩy các trang trại gia đình trên đất, một phương pháp sản xuất lương thực đã được thử nghiệm và thật sự mở ra nền nông nghiệp theo các chiều kích văn hóa và xã hội. Ngoài ra, cách tiếp cận hướng nghiệp đối với nông nghiệp thừa nhận nhu cầu bảo đảm lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người như một vấn đề công bằng, một trách nhiệm độc đáo của những người định hình chính sách và hệ thống lương thực. Nông dân và người tiêu dùng cũng nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm không chỉ về lợi nhuận và giá thành, tích cực vượt qua các mô thức giảm thiểu để sản xuất thực phẩm tốt cho con người và tốt cho môi trường. Cuối cùng, hiểu biết nghề nghiệp về nông nghiệp sẽ dẫn đến sự công nhận và tôn trọng cao hơn đối với nghề nông như một lời kêu gọi cao quý từ Thiên Chúa và một cách sống không thể thay thế.

LÀM

Sau khi xác định những thách thức trong nông nghiệp và tầm quan trọng của tư duy hướng nghiệp, cần phải chuyển từ “khát vọng” sang “thực hành”. Mục tiêu của tài liệu này là truyền cảm hứng về những cách thực tế áp dụng các nguyên tắc đức tin vào công việc liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp. “Các Câu hỏi nhằm Phân định” (xem phụ lục) mời các nhà lãnh đạo nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc cụ thể hơn vào công việc cụ thể của họ. Chúng tôi biết rằng tài liệu này chỉ là một phần của nỗ lực lớn hơn nhiều mà phải bao gồm nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức, việc cộng tác ở cấp độ quốc tế với khu vực tư nhân, để xây dựng các chính sách nông nghiệp và thúc đẩy phát triển nông thôn đối với hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm. Đối mặt với sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp này của những người tham gia, người nông dân không rút lui mà thay vào đó nâng cao nhận thức và “bộ mặt” của họ để hướng tới một con đường tiến tới coi “toàn thể con người và tất cả mọi người” và coi trái đất như một món quà mà họ phải bảo vệ nhằm để lại cho con cái của mình. Tài liệu này không chỉ đơn giản là một bài tập tư duy; thay vào đó, ý định của chúng tôi là “hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt”, [11] bằng cách giúp đỡ nhau hiểu được ơn gọi độc đáo của chúng ta, những thách thức mà nông nghiệp phải đối mặt và những cách chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt trong việc mang lại các hệ thống lương thực đề cao phẩm giá của con người và thăng tiến công ích.

Chú dẫn

––––––––––––––––––––––––-

[2] Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, Triển vọng Lương thựcBáo cáo 6 tháng về Thị trường Lương thực Toàn cầu (tháng 6 năm 2016), 1–8.

[3] FAO là từ viết tắt Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, được thành lập vào năm 1945 và từ năm 1951, trụ sở chính đặt tại Rome.

[4] Đức Giáo hoàng Phanxicô, Laudato Si’—Về việc chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta (sau đây gọi là LS), Thông điệp, cách riêng “Toàn cầu hoá mô hình kĩ trị” từ 106 đến 114.

[5] Năm 2015 là Năm Quốc tế về Đất. “Đất là tài nguyên không thể tái tạo”, FAO.

[6] Aqua fons vitae. Định hướng về Nước, biểu tượng cho tiếng kêu của người nghèo và tiếng kêu của Trái đất, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, tháng 9 năm 2020.

[7] LS, số 145 và 146.

[8] LS, số 30 và 31.

[9] CFS là diễn đàn quốc tế và liên chính phủ toàn diện nhất dành cho các bên quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực và suy dinh dưỡng và đã tiến hành cải cách vào năm 2009 để trở nên toàn diện hơn. CFS báo cáo lên Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) cũng như báo cáo lên FAO.

[10] Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền là một văn kiện về quyền của con người và đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong khoá họp thứ ba tại Paris, ngày 10 tháng 12 năm 1948. Hướng dẫn Tự nguyện nhằm hỗ trợ việc Thực hiện Liên tục Quyền có Lương thực Thích hợp đã được hội đồng của FAO vào năm 2004. Chuyển đổi Thế giới của Chúng ta: Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững được thông qua tháng 9 năm 2015 bởi 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc.

[11] Thư Do Thái 10,24.