18/11/2024

Uống rượu làm giảm chất xám?

Uống rượu làm giảm chất xám?

Một nghiên cứu trên 25.000 người ở Anh đã phát hiện ra rằng không có ngưỡng an toàn đối với rượu, cứ uống là có hại cho não.

 

Uống rượu làm giảm chất xám? - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy uống rượu gây ảnh hưởng xấu cho não, bất kể uống bao nhiêu – Ảnh: NORTHWESTERN MEDICINE

Nghiên cứu cho thấy uống càng nhiều rượu thì khối lượng não càng giảm. Do đó, càng uống nhiều rượu thì sức khỏe của não càng tồi tệ.

“Không có ngưỡng nào là an toàn, bất cứ loại rượu nào cũng làm sức khỏe tệ hơn”, tác giả chính của nghiên cứu Anya Topiwala cho biết.

Nhà nghiên cứu là giảng viên Đại học Oxford (Anh) cho biết hầu hết bộ não sẽ bị ảnh hưởng, chứ không chỉ các khu vực cụ thể như khoa học trước đây từng cảnh báo.

Theo báo Guardian, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ ngân hàng sinh học Vương quốc Anh. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu giải mã các yếu tố di truyền và môi trường khiến một người mắc bệnh, còn người khác thì không.

Nhóm nghiên cứu của bà Topiwala phân tích dữ liệu từ 25.378 người, gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, giáo dục, tửu lượng, sức khỏe của não và trí nhớ.

Họ nhận thấy việc tiêu thụ rượu nhiều hơn có liên quan đến mật độ chất xám thấp hơn. Cụ thể trong nghiên cứu, rượu thay đổi tới 0,8% lượng chất xám, bất kể các đặc điểm sinh học và hành vi cá nhân.

Đây có vẻ là một con số nhỏ, nhưng nó là yếu tố ảnh hưởng hơn cả tới não so với các yếu tố khác, cao gấp 4 lần so với hút thuốc.

Ngoài ra, tình trạng bệnh lý nền như huyết áp cao và chỉ số BMI cao làm cho mối liên hệ tiêu cực giữa rượu và não trở nên mạnh mẽ hơn.

BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, dùng để nhận định một người gầy hay béo. BMI cao tức người đó béo phì và ngược lại.

Trái ngược với các nghiên cứu trước đây cho rằng uống rượu điều độ có lợi ích cho sức khỏe hơn là uống bia hay rượu mạnh, nghiên cứu của bà Topiwala không tìm ra bằng chứng cho thấy các loại đồ uống có cồn khác nhau gây ra tổn thương khác nhau cho não.

Nghiên cứu của bà Topiwala hiện chưa được người trong giới chuyên môn bình duyệt. có tác dụng khử trùng miệng và cổ họng

MINH KHÔI
TTO