24/11/2024

‘Cuộc chiến’ trong 30 năm đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS của TP.HCM

‘Cuộc chiến’ trong 30 năm đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS của TP.HCM

30 năm qua, cả nước đã có 230.000 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, 107.000 người đã tử vong. TP.HCM là địa phương có số ca nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất.
TP.HCM sẽ kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 /// ẢNH: DUY TÍNH
TP.HCM sẽ kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030  ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 14.1, Sở Y tế TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết hành trình 30 năm phòng, chống HIV/AIDS và cơ hội kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

Năm 2030 sẽ kết thúc đại dịch HIV/AIDS

Tại hội nghị, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng từ tháng 12.1990, ca nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam đã được phát hiện tại TP.HCM, khởi đầu cho “cuộc chiến” không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm nhằm khống chế, đẩy lùi và kiểm soát đại dịch HIV/AIDS, góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM.
Giai đoạn 1990 – 2000 là giai đoạn TP.HCM kiềm chế tốc độ phát triển của đại dịch HIV/AIDS, với các hoạt động truyền thông giáo dục, huy động cộng đồng chung tay phòng, chống HIV/AIDS và xây dựng các mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.
Giai đoạn 2000 – 2010, TP.HCM đẩy lùi đại dịch, bằng việc mở rộng các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và mở rộng các hoạt động điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Giai đoạn 2010 – 2020, TP.HCM đã kiểm soát được dịch, với các hoạt động nổi bật như mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV, điều trị dự phòng phơi nhiễm, thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus; 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác).
Để đạt mục tiêu Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030, thời gian tới, TP.HCM sẽ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu 95 – 95- 95 vào năm 2025 và mục tiêu 99 – 99 – 99 vào năm 2030 để kết thúc đại dịch HIV/AIDS.

Chưa có thuốc đặc hiệu, vắc xin phòng ngừa HIV/AIDS

Tại hội nghị, PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết tính từ năm 1981, khi các nhà khoa học phát hiện ra virus HIV, đến nay đã tròn 40 năm nhưng vẫn chưa tìm ra các loại thuốc đặc hiệu để chữa trị cho người nhiễm HIV hoặc bào chế được loại vắc xin để hạn chế lây lan của dịch bệnh HIV.
Do đó, chặng đường phía trước chắc chắn còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt trong bối cảnh dịch HIV/AIDS thay đổi hình thái lây nhiễm HIV, người nhiễm ngày càng trẻ hóa khó nhận diện hơn và bối cảnh toàn cầu đang phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19; nền kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn.
Để hướng đến mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, bên cạnh các chính sách đã ban hành, ông Mạnh đề nghị TP.HCM đẩy mạnh hoạt động can thiệp trong nhóm MSM; đa dạng hóa mô hình xét nghiệm, đẩy mạnh hoạt động tìm ca nhiễm mới; mở rộng điều trị thuốc ARV và xét nghiệm; đẩy mạnh hoạt động giám sát dịch tễ HIV, khống chế được nguồn lây, ngăn chặn được dịch bệnh AIDS.

Còn nhiều khó khăn

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến tháng 5.2020, TP.HCM đã điều trị thuốc kháng virus ARV cho 39.892 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó 25% bệnh nhân là ở các tỉnh.
Mỗi năm, TP.HCM phát hiện khoảng 5.500 bệnh nhân HIV mới, trong đó 3.300 bệnh nhân thường trú tại TP.HCM. Có khoảng 3-5% bệnh nhân có tải lượng virus cao. 50-60% ca nhiễm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Mặt khác, ước tính có khoảng 5.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện trong cộng đồng, trong đó khoảng 30% là người có tải lượng virus cao.
Kết quả triển khai xét nghiệm phát hiện mới nhiễm HIV tại TP.HCM cho thấy có khoảng 22% người mới phát hiện nhiễm HIV là nhiễm mới trong vòng 6 tháng. Trong đó, nhóm MSM chiếm 84%, chủ yếu thuộc giới trẻ. Bác sĩ Dũng nhận định đây là nguy cơ bùng phát dịch trên toàn nhóm MSM.
Cũng theo bác sĩ Dũng, không chỉ nhóm MSM mà tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm chuyển giới có xu hướng tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp do hiện nay chủ yếu sử dụng ma túy tổng hợp, tệ nạn mại dâm có xu hướng tiếp tục phát triển, biến tướng.
Mặc khác, hiện những người có nguy cơ lây nhiễm HIV khó tiếp cận, phần lớn là những người có vị trí xã hội, yêu cầu bảo mật cao.
“Thời gian tới, TP.HCM tiếp tục điều trị dự phòng và điều trị ARV, tăng cường phát hiện ca mới bằng xét nghiệm, kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp; liên kết với các tỉnh thành khác để cùng kết thúc đại dịch AIDS”, bác sĩ Dũng nói,
“TP.HCM kiểm soát được đại dịch AIDS, nhưng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong các nhóm MSM và nhóm chuyển giới có xu hướng tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp do hiện nay chủ yếu sử dụng ma túy tổng hợp, tệ nạn mại dâm có xu hướng tiếp tục phát triển, biến tướng. Thời gian tới, TP.HCM tiếp tục điều trị dự phòng và điều trị ARV, tăng cường phát hiện ca mới bằng xét nghiệm, kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp; liên kết với các tỉnh thành khác để cùng kết thúc đại dịch AIDS”, bác sĩ Dũng nói.
Theo PGS.TS Phạm Đức Mạnh, từ năm 1990 cho đến nay cả nước có 230.000 người nhiễm, trong đó có 107.000 người đã tử vong. Trong số người nhiễm HIV đã báo cáo, TP.HCM chiếm tới 1/4 số ca và là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước.
 DUY TÍNH – LÊ NGỌC THẢO
TNO