6 cách ăn uống có tâm và tránh lãng phí thức ăn
6 cách ăn uống có tâm và tránh lãng phí thức ăn
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Noel, rồi Năm mới 2021. Các dịp lễ hội thường đi kèm với rất nhiều lãng phí về thực phẩm.
Chúng ta có thể lưu tâm hơn về mối quan hệ của chúng ta với thực phẩm bằng cách kết hợp những thay đổi nhỏ này vào cuộc sống hằng ngày để giảm lãng phí thực phẩm:
1. Sinh tố thông minh
Mặc dù phần thân, ngọn và vỏ của nhiều loại có thể không ngon miệng ở dạng nguyên vẹn, nhưng thêm chúng vào sinh tố là một cách để gặt hái những lợi ích dinh dưỡng của chúng.
Lá và thân của cải bó xôi (rau bina), bạn có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và dùng để làm sinh tố siêu tốt cho sức khỏe, theo Times of India.
2. Sử dụng thức ăn thừa thông minh
Hãy sáng tạo với thức ăn thừa và cho chúng vào bánh mì sandwich và hoặc món cuốn ngon.
Cơm trắng còn sót lại có thể được biến thành cơm cà chua ngon vào ngày hôm sau, hoặc thậm chí là cơm chiên, và những rau đậu còn sót lại có thể được sử dụng để dùng cho món bánh mì sandwich tốt cho sức khỏe!
3. Mua hàng thông minh
Bám sát danh sách các nhu cầu của bạn và tránh mua một cách bốc đồng. Đừng mua số lượng lớn mà hãy thường xuyên đến cửa hàng tạp hóa và trùng với lịch chạy bộ hoặc thời gian đạp xe của bạn để những chuyến đi trở nên thú vị! Điều này sẽ đảm bảo bạn chỉ mua những gì bạn thực sự cần.
4. Bảo quản thông minh
Việc bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ giúp giữ chúng tươi ngon lâu hơn. Không phải tất cả các loại thực phẩm đều cần bảo quản lạnh – khoai tây, cà chua, tỏi, dưa chuột và hành tây nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Một số loại trái cây và rau quả tạo ra khí ethylene gây chín sớm (hoặc thối rữa) thực phẩm nhạy cảm với ethylene.
Chúng phải luôn được lưu trữ riêng biệt. Thực phẩm tạo ra khí ethylene bao gồm chuối, bơ, cà chua, dưa đỏ, đào, lê, hành lá.
Bảo quản chúng trong các túi riêng và tránh xa các loại thực phẩm nhạy cảm với ethylene như khoai tây, táo, rau xanh, quả mọng và ớt để tránh hư hỏng sớm.
5. Sử dụng tủ lạnh thông minh
|
Bảo quản tủ lạnh của bạn bằng phương pháp FIFO (nhập trước, xuất trước). Đặt thực phẩm mới mua sau những thực phẩm cũ hơn. Ví dụ, khi bạn mua một thùng dâu mới, hãy đặt gói mới hơn sau thùng cũ. Điều này giúp đảm bảo rằng thực phẩm cũ sẽ được sử dụng trước, không bị lãng phí.
Ngoài ra, khi bạn đã cất thức ăn thừa trong tủ lạnh, hãy cất chúng trong hộp thủy tinh để không bị quên.
6. Đặt hàng thông minh
Hãy lưu ý đến số lượng thức ăn bạn đặt tại các nhà hàng. Khi bạn không thể dùng hết, hãy luôn yêu cầu đóng gói để mang về nhà.
Ngày nay, có rất nhiều nhà hàng có thực đơn đĩa nhỏ đặc biệt: một sáng kiến đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm thức ăn thừa, theo Times of India.
KHUÊ NGUYỄN
TNO