26/12/2024

5 cách để chặn đứng bệnh tiểu đường khi mới chớm bệnh

5 cách để chặn đứng bệnh tiểu đường khi mới chớm bệnh

Khi lượng đường trong máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 là rất cao, đặc biệt nếu đang bị thừa cân.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp và mỡ máu, ngủ ngon hơn, cải thiện tâm trạng và tăng năng lượng, tất cả những điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp và mỡ máu, ngủ ngon hơn, cải thiện tâm trạng và tăng năng lượng, tất cả những điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nên thực hiện các bước sau để ngăn chặn kịp thời căn bệnh tiểu đường này, theo Health.

Phát hiện tiền tiểu đường

Ở người bị tiền tiểu đường, lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để thành bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, tiền tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ cao hơn bình thường.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, có tới 30% nam giới và phụ nữ thừa cân bị tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.
Sau đây là 5 bước thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Health.

1. Kiểm tra

Không phải tất cả nhưng những người mắc tiền tiểu đường đều có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để xác định và làm xét nghiệm máu đơn giản để sàng lọc bệnh tiểu đường. Nếu cần thiết, hãy tìm hiểu các bước nên thực hiện ngay để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Hãy ăn uống lành mạnh hơn và tuyệt đối không để thừa cân. Ăn nhiều rau và trái cây tươi, thịt nạc, cá, các loại đậu, dầu ô liu, ngũ cốc nguyên hạt.
Điều quan trọng là phải lên lịch cho các bữa ăn chính và ăn nhẹ, để tránh đường huyết tăng cao hay xuống thấp.

3. Giải tỏa căng thẳng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ức chế hệ miễn dịch và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ở một số người, căng thẳng cũng có thể kích hoạt các nội tiết tố làm tăng sự thèm ăn. Tập yoga, thiền, đọc sách và làm thơ, tư vấn hoặc tập thể dục là những cách có thể giải tỏa căng thẳng, theo Health.

4. Vận động

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp và mỡ máu, ngủ ngon hơn, cải thiện tâm trạng và tăng năng lượng, tất cả những điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyên nên dành 30 phút tập thể dục từ trung bình đến nhanh, đi bộ nhanh hoặc chạy bộ, leo cầu thang, ít nhất 5 ngày một tuần hoặc những bài luyện tập sức mạnh, như tập tạ, ít nhất 2 lần một tuần.

5. Sử dụng thuốc

Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống như cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, tăng cường hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tiền tiểu đường biến thành bệnh tiểu đường.
Nhưng nếu bị béo phì, dưới 60 tuổi hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc uống, như là bước tốt nhất đầu tiên để kiểm soát, theo Health.
THIÊN LAN
TNO