Sự gần gũi của ĐTC với những người lao động bị bóc lột
Trước đó, ông Onofrio Rota, Tổng Thư ký Liên đoàn Nông nghiệp, Thực phẩm, Môi trường và Công nghiệp Ý (Fai Cisl), đã gửi thư cho Đức Thánh Cha, xin cầu nguyện vì ông quan sát trong thời điểm nguy cấp của đại dịch, tình trạng những người lao động bị các người chủ thuê bất hợp pháp khai thác bóc lột đã khó khăn lại càng thêm khốn khổ.
Trong thư trả lời ông Onofrio Rota, Đức Tổng Giám mục Edgar Peña Parra viết: “Thay mặt Đức Thánh Cha, tôi vinh dự nói lại sự gần gũi của Đức Thánh Cha với nhiều người lao động đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông sản. Những người đang phải làm việc trong một môi trường không thiếu những rủi ro và khó khăn để cung cấp thực phẩm cần thiết cho cộng đồng.”
“Đức Thánh Cha nói ngài cầu nguyện cho họ, nhớ đến tình trạng đau khổ của những người lao động từ nhiều quốc gia khác nhau, những người phải sống bên lề xã hội và chịu tình trạng bóc lột không thể chấp nhận được.”
Đức Thánh Cha còn nói đến sự hiện diện của công đoàn là điều cần thiết. Nhờ đó có thể pháp quy hoá các hoạt động bị áp bức của người lao động. Thực tế, đa số những người lao động không được những người chủ thuê hợp pháp và ngày nay hơn bao giờ hết, họ có nguy cơ cao bị lây nhiễm đại dịch vì môi trường làm việc không an toàn, nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp thực phẩm cho mọi người. Vì thế, Đức Thánh Cha mong muốn những người lao động này mau chóng được pháp quy hoá để quyền và nghĩa vụ của họ được công nhận, cũng như có thể ngăn ngừa các tai họa của việc thuê bất hợp pháp và các cuộc xung đột giữa những người bị thiệt thòi. (Sir. 28/4/2020)