Mắc bệnh nan y nên không buồn tập thể dục?
‘Nhà bao việc, đi lại suốt ngày cần gì tập’, ‘Khpẻ như voi, đang yên đang lành sao phải đi tập thể dục’… Năm mới đến rồi, hãy loại bỏ khỏi đầu mình những quan niệm sai lầm về thể dục để có sức khoẻ tốt nhất nào!
Mắc bệnh nan y nên không buồn tập thể dục?
‘Nhà bao việc, đi lại suốt ngày cần gì tập’, ‘Khpẻ như voi, đang yên đang lành sao phải đi tập thể dục’… Năm mới đến rồi, hãy loại bỏ khỏi đầu mình những quan niệm sai lầm về thể dục để có sức khoẻ tốt nhất nào!
Sức khoẻ là điều không thể tự nhiên đến mà cần phải có sự tập luyện, ăn uống đủ dinh dưỡng – Ảnh: RUNNER’S WORLD
1. “Đang yên đang lành, khoẻ như voi thế này, cần gì tập thể dục!”
Julie Broderick – phó giáo sư chuyên ngành vật lý trị liệu tại Cao đẳng Trinity (Trinity College Dublin, Ireland) – cho biết sức khỏe giống như thanh xuân, luôn có giai đoạn và không kéo dài mãi mà sẽ bị hao mòn theo tuổi tác và thời gian. Lợi ích sức khỏe của tập thể dục cũng sẽ không kéo dài nếu chúng ta không duy trì việc đó. Việc giảm thời gian hoặc bỏ hẳn việc tập luyện sẽ gây ra sự suy giảm sức khỏe, thể hình thấy rõ trong thời gian ngắn.
Chúng ta nên duy trì việc tập luyện, không cần phải quá gắng sức trong các bài tập nặng mà chỉ cần một dạng bài tập đơn giản như bơi lội, đạp xe hay chạy bộ cũng mang lại kết quả rất tốt, duy trì lợi ích sức khỏe ở mức cao trong cả cuộc đời.
2. “Đi làm cả ngày phải đứng và đi lại trong văn phòng rồi, có khác gì tập thể dục đâu!”
Không đúng! Bạn đứng làm việc cả ngày hoặc liên tục đi lại không có nghĩa là đã đạt được mức độ hoạt động thể chất cao.
Để tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe, hãy tăng mức độ tập thể dục đủ để khiến bạn phải đổ mồ hôi trong ít nhất 150 phút mỗi tuần.
3. “Tập thể dục cần phải đến phòng gym ít nhất 10 phút hoặc lâu hơn, nếu không sẽ lãng phí thời gian”
Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng thời gian không hoàn toàn là yếu tố quyết định hiệu quả tập thể dục, nhiều bài tập bên ngoài phòng gym cũng mang đến lợi ích sức khỏe cao.
Trên thực tế, không có ngưỡng tối thiểu về thời gian. Lựa chọn tập trong bao lâu, tập động tác nào phụ thuộc vào nhu cầu về vóc dáng và sự đáp ứng của thể lực mỗi người.
Bạn cũng có thể thay chạy bộ, đạp xe trên máy bằng chạy và đạp xe ngoài công viên hoặc leo cầu thang; thay nâng tạ trong phòng tập bằng xách đồ, nâng đồ vật nặng trong nhà nhưng cần đảm bảo tính an toàn để cải thiện sức khỏe của bạn.
4. “Tôi bị bệnh không chữa được nên thấy không dám và không cần thiết tập thể dục”
Các chuyên gia y tế khẳng định tập thể dục không khiến bệnh mãn tính trở nên trầm trọng hơn, thậm chí hoạt động thể chất nhiều sẽ có lợi cho một loạt các bệnh như ung thư, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tập thể dục sẽ tăng cường sức khỏe nói chung và tạo điều kiện tác động đến cơ quan đang bị mắc bệnh, phần nào giúp chúng ta hồi phục nhanh hơn.
Nên suy nghĩ tích cực và tập thể dục nếu như điều kiện sức khỏe, thời gian của bạn cho phép. Cố gắng hướng tới mục tiêu 150 phút tập thể dục mỗi tuần. Trong trường hợp tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nên tham khảo tư vấn một chế độ tập thể dục từ chuyên gia vật lý trị liệu.
5. “Trẻ mới cần tập thể dục, tôi già rồi tập không có tác dụng nữa!”
Đây là lầm tưởng nhiều người mắc. Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng lão hóa không phải là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe lớn cho đến khi bạn ở giữa những năm 90 tuổi.
Sức mạnh và khối lượng cơ bắp có thể được tăng lên, ngay cả ở độ tuổi sau 60 nếu chúng ta thường xuyên tập luyện.
Bài tập lý tưởng nhất ở độ tuổi này là dưỡng sinh, tập theo nhịp điệu nhẹ nhàng, tập giữ thăng bằng.
6. “Dáng tôi đang đẹp sẵn, tập thể dục sẽ làm tôi mất dáng”
Đúng là tập thể dục sẽ tác động lớn đến vóc dáng, nhưng sẽ không khiến chúng ta trở nên xấu đi nếu biết lựa chọn và kế hợp các bài tập toàn thân.
Đối với các trường hợp giảm cân, nên kết hợp giữa ăn kiêng và tập luyện ít nhất 300 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải.
7. “Mỗi ngày phải chạy bộ một lần mới đủ để tăng sức khỏe”
Bạn chạy bao nhiêu lần trong tuần cũng được, thậm chí chỉ một lần một tuần cũng mang lại lợi ích sức khỏe quan trọng.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để tập thể dục, có gắng duy trì 50 phút chạy một lần trên mỗi tuần với tốc độ chậm hơn 9,6 km / h để tăng cường thể chất, giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tật.
8. “Đang mang thai cần kiêng tập thể dục”
Các chuyên gia y tế tại NHS (Dịch vụ y tế quốc gia của Anh) khẳng định: Hoạt động thể chất cường độ vừa phải an toàn cho phụ nữ mang thai và không có nguy cơ đối với sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, càng năng động và chọn bài tập phù hợp khi mang thai thì càng dễ dàng thích nghi với sự thay đổi vóc dáng khi tăng cân và giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
Các thai phụ vẫn nên duy trì hoạt động thể chất hoặc tập thể dục hàng ngày bình thường: thể thao, yoga, khiêu vũ hoặc đơn giản là đi bộ xung quanh khu phố.
9. “Đang bị ốm nên cần nghỉ ngơi, không nên tập thể dục”
Nếu bạn chỉ bị cảm cúm nhẹ thì vẫn nên tập thể dục. Các bài tập nhẹ nhàng trong không gian thoáng đãng có thể giúp tinh thần sảng khoái hơn, nhanh hồi phục hơn.
Chỉ nên tạm ngừng tập trong trường hợp sốt cao, cảm thấy kiệt sức hoặc bị chấn thương.
Trong hầu hết các trường hợp khác, hoạt động thể chất là an toàn, nhưng hãy lắng nghe cơ thể của bạn và giảm tải trọng tập thể dục nếu thấy cần.
TTO