26/11/2024

Làm sao để nỗi khổ không chi phối cuộc sống?

‘Làm cách nào để đặt nỗi khổ xuống? Làm sao để nỗi khổ qua đi? Chúng ta biết nỗi khổ vẫn còn ở đó, nhưng làm sao để nó không chi phối cuộc sống của mình?’, là những trăn trở đang làm đau đầu không ít người trẻ.

 

Làm sao để nỗi khổ không chi phối cuộc sống?

‘Làm cách nào để đặt nỗi khổ xuống? Làm sao để nỗi khổ qua đi? Chúng ta biết nỗi khổ vẫn còn ở đó, nhưng làm sao để nó không chi phối cuộc sống của mình?’, là những trăn trở đang làm đau đầu không ít người trẻ.


 
 

Diễn giả Nguyễn Thị Gia Hoàng nói chuyện với bạn trẻ /// Hằng Trần

Diễn giả Nguyễn Thị Gia Hoàng nói chuyện với bạn trẻ   Hằng Trần

 

 
Tối 13.9, chương trình DearMind – Khổ rồi sẽ qua (gọi tắt là Khổ qua) thu hút đông đảo bạn trẻ tới số 83 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM.

Không có thời hạn cho đau khổ

Theo diễn giả Nguyễn Thị Gia Hoàng, chuyên viên tham vấn tâm lý và hỗ trợ gia đình tại Psychub, trải nghiệm nỗi khổ của mỗi người khác nhau, vậy nên cách đối diện với nỗi khổ cũng khác nhau. “Né tránh những điều cần thiết cho mình, đưa ra chiến lược suy nghĩ tích cực, tìm đến chất kích thích để tạm quên nỗi đau và giải pháp cuối cùng là kết thúc cuộc sống”, diễn giả liệt kê.
 
Còn thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân, quyền trưởng bộ môn Tâm lý của Trường ĐH Hoa Sen, cho hay chúng ta thường hay xử lý nỗi khổ của mình: “Chối bỏ, đấu tranh nội tâm, tìm mọi cách để lấp đầy hoặc lãng quên sự thật đau đớn…”.
 
Tại chương trình, ông Ân chia sẻ mô hình năm giai đoạn khi đối diện nỗi khổ. Chối bỏ sự thật là giai đoạn đầu tiên. Tiếp theo sau là tức giận, buồn bã, cố gắng trả giá và cuối cùng là chấp nhận.

Thạc sĩ Ân cho rằng, sẽ không có thời hạn nào cho đau khổ. Một người có thể buồn ba tháng, sáu tháng, một năm, hai năm: “Không thể bắt một người mẹ mất đi đứa con phải ngưng đau khổ sau ba tháng, cũng không thể bắt một người vừa mất đi mối quan hệ mười năm phải ngưng đau khổ sau sáu tháng. Chúng ta không phải là cỗ máy đến đúng giờ đấy là hết đau khổ”.

Làm sao để nỗi khổ không chi phối cuộc sống? - ảnh 1

Chị Phan Tường Yên   Hằng Trần

Không có “súp gà” cho tâm hồn

Súp gà ở đây chính là những ngộ nhận về con đường “vượt khổ”. Thiền định, yoga, tham vấn tâm lý, sách và các khóa học về kỹ năng không phải là “ma thuật”, làm được là “vượt khổ”. Phan Tường Yên, đại biểu Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP 2019) bày tỏ: “Học xong một hai khóa thiền không giúp các bạn vượt qua trầm cảm. Đương nhiên là thiền có ích, nhưng nó khó mà giải quyết tận gốc khó khăn về mặt tinh thần”.
 
Nhắc về ngộ nhận tiếp theo trong liệu pháp chữa lành tổn thương tâm lý, chị Phan Tường Yên nói rằng mọi người luôn mong muốn các nhà tham vấn tâm lý đưa ra lời khuyên. Nói cách khác, họ cần một người ra quyết định thay họ. “Mỗi buổi tham vấn tâm lý không đủ để có được cái nhìn sâu sắc về cuộc đời bạn. Vì vậy, các tham vấn tâm lý cũng không có tư cách để quyết định thay bạn. Chúng ta phải hiểu rằng chúng không phải là tô súp gà thần thành có thể giải quyết tận gốc nỗi khổ”, diễn giả chia sẻ thêm.
 
Theo diễn giả Phan Tường Yên, trong văn hóa Á Đông, vị tha – vì người khác được đề cao hơn vị kỉ – vì bản thân mình. Do đó, người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, bao dung với mọi người nhưng luôn khắt khe với bản thân. “Chúng ta cảm thấy chia sẻ nỗi đau khổ của mình với người khác thì thật yếu đuối và thảm hại. Đó gọi là đóng băng bản thân”, chị Yên nói.
 
Khi nhắc đến hành trang cần có để vượt qua khổ đau, diễn giả Phan Tường Yên cho biết: “Thứ nhất, cần thời gian. Vết thương về mặt thể lý hay tâm lý đều cần một quy trình lành lặn như nhau. Thứ hai, cần sự chăm sóc. Thứ ba là trị liệuchuyên nghiệp”. 
 
Theo thông tin ban tổ chức cung cấp, có khoảng 30% thanh thiếu niên Việt Nam mắc phải vấn đề rối loạn tâm lý. Các chứng bệnh tâm lý thường thấy ở độ tuổi 18-28 đều liên quan đến cảm xúc đau khổ.
 
 
 
HẰNG TRẦN