ĐTC thăm Hiroshima và Nagasaki, một thông điệp hy vọng về vũ khí hạt nhân
ĐTC Phanxicô được cho là người quan tâm đến Châu Á nhiều hơn so với các vị tiền nhiệm, được cho là người có cảm xúc đặc biệt về chuyến tông du sắp tới tại Nhật Bản, một đất nước duy nhất có kinh nghiệm về các vụ đánh bom nguyên tử.
ĐTC thăm Hiroshima và Nagasaki, một thông điệp hy vọng về vũ khí hạt nhân
ĐTC Phanxicô được cho là người quan tâm đến Châu Á nhiều hơn so với các vị tiền nhiệm, được cho là người có cảm xúc đặc biệt về chuyến tông du sắp tới tại Nhật Bản, một đất nước duy nhất có kinh nghiệm về các vụ đánh bom nguyên tử. Và giờ đây, từ ngày 23 đến 26 tháng 11, ước muốn thăm Nhật Bản đang trở thành sự thật. Mọi ánh mắt đang chờ đợi thông điệp của ĐTC liên quan đến việc bãi bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân từ Nhật sẽ được gửi đi.
Năm 2013, sau khi được chọn làm Giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã thực hiện các chuyến tông du đến Sri Lanka, Philippines, Myanmar và các nước Á châu khác. Điều này cho thấy sự quan tâm ĐTC dành cho vùng đất này. Và nhận định này càng rõ ràng hơn khi trước chuyến viếng thăm đến Nhật Bản, ngài sẽ đến Thái Lan, nơi đây 95% người dân theo Phật giáo.
Theo giáo sư Agostino Giovagnoli, dạy môn sử học của trường đại học Công giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Rôma, ĐTC Phanxicô tin rằng với Á châu, chúng ta có thể xây dựng một trật tự toàn cầu bằng cách xem xét các nền văn hoá và tôn giáo khác.
Vào tháng 11 năm 2014, ĐTC đã nói: “Loài người chưa học được gì từ Hiroshima hay Nagasaki.” Chính ĐTC cũng đã đưa ra lời tố cáo mạnh mẽ lên án việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tháng giêng năm 2018, ngài đã cho phân phát tấm thiệp trên đó có hình một bé trai đang cõng em đã chết trên lưng, xếp hàng đợi hoả táng. Tấm hình được chụp sau vụ ném bom nguyên tử vào Nagasaki.
Theo ĐTC, về mặt chính trị, Nhật Bản đã đạt được sự ổn định và hoà bình, nhưng cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường và người tị nạn. Hơn nữa, vào tháng 12 năm 2017 trong một video thảo luận với sinh viên Nhật, ĐTC cảnh báo chống lại sự cạch tranh quá mức tại Nhật.
Với chủ đề chuyến viếng thăm “Bảo vệ tất cả sự sống”, trong một tuyên bố, Toà Thánh cho biết Nhật có những “vấn đề dai dẳng” như thảm hoạ hạt nhân Fukushima, vì vậy những phát biểu của ĐTC chắc chắc sẽ là điểm chú ý cho toàn thế giới.
Năm 2013, sau khi được chọn làm Giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã thực hiện các chuyến tông du đến Sri Lanka, Philippines, Myanmar và các nước Á châu khác. Điều này cho thấy sự quan tâm ĐTC dành cho vùng đất này. Và nhận định này càng rõ ràng hơn khi trước chuyến viếng thăm đến Nhật Bản, ngài sẽ đến Thái Lan, nơi đây 95% người dân theo Phật giáo.
Theo giáo sư Agostino Giovagnoli, dạy môn sử học của trường đại học Công giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Rôma, ĐTC Phanxicô tin rằng với Á châu, chúng ta có thể xây dựng một trật tự toàn cầu bằng cách xem xét các nền văn hoá và tôn giáo khác.
Vào tháng 11 năm 2014, ĐTC đã nói: “Loài người chưa học được gì từ Hiroshima hay Nagasaki.” Chính ĐTC cũng đã đưa ra lời tố cáo mạnh mẽ lên án việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tháng giêng năm 2018, ngài đã cho phân phát tấm thiệp trên đó có hình một bé trai đang cõng em đã chết trên lưng, xếp hàng đợi hoả táng. Tấm hình được chụp sau vụ ném bom nguyên tử vào Nagasaki.
Theo ĐTC, về mặt chính trị, Nhật Bản đã đạt được sự ổn định và hoà bình, nhưng cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường và người tị nạn. Hơn nữa, vào tháng 12 năm 2017 trong một video thảo luận với sinh viên Nhật, ĐTC cảnh báo chống lại sự cạch tranh quá mức tại Nhật.
Với chủ đề chuyến viếng thăm “Bảo vệ tất cả sự sống”, trong một tuyên bố, Toà Thánh cho biết Nhật có những “vấn đề dai dẳng” như thảm hoạ hạt nhân Fukushima, vì vậy những phát biểu của ĐTC chắc chắc sẽ là điểm chú ý cho toàn thế giới.
Ngọc Yến