ĐGH Phanxicô: Tường Berlin sụp đổ vì bị vây bởi lời cầu nguyện, chứ không bởi vũ khí
Trong sứ điệp, ĐTC viết: “Chúng ta đang sống trong thời khắc căng thẳng của thế giới” và vì thế, “tất cả chúng ta phải gần lại với nhau – tôi muốn nói là với chỉ một tấm lòng và một tiếng nói – để la lớn lên rằng hòa bình không có biên giới. Một tiếng kêu lớn từ trái tim của chúng ta”.
ĐGH Phanxicô: Tường Berlin sụp đổ vì bị vây bởi lời cầu nguyện, chứ không bởi vũ khí
Trong sứ điệp gửi ĐHY Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám mục Madrid, và các tham dự viên tham dự cuộc gặp gỡ cầu nguyện “Hoà bình không biên giới”, ĐTC mời gọi lãnh đạo các tôn giáo hoạt động vì hoà bình, cầu nguyện cho hoà bình.
Trong sứ điệp, ĐTC viết: “Chúng ta đang sống trong thời khắc căng thẳng của thế giới” và vì thế, “tất cả chúng ta phải gần lại với nhau – tôi muốn nói là với chỉ một tấm lòng và một tiếng nói – để la lớn lên rằng hòa bình không có biên giới. Một tiếng kêu lớn từ trái tim của chúng ta”.
Cuộc gặp gỡ “Hoà bình không biên giới”
Cuộc gặp gỡ “Hoà bình không biên giới” ra đời theo tinh thần của cuộc gặp gỡ các lãnh đạo các tôn giáo tham dự Ngày cầu nguyện vì hoà bình thế giới lần đầu tiên vào năm 1986, tại Assisi, và được Cộng đồng Thánh Egidio quảng bá. Cuộc họp thường niên năm nay được tổ chức ở Madrid từ ngày 15-17/9, với sự tham dự của 300 vị lãnh đạo các tôn giáo lớn, cùng với các đại diện về văn hoá và các tổ chức trên thế giới. Hàng ngàn người tham dự 27 phiên họp bàn tròn, được tổ chức bởi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo.
ĐTC lưu ý rằng cuộc hành hương “Hoà bình không biên giới” đã “đi đến các dân tộc và thành phố để làm chứng về sức mạnh của “tinh thần Assisi”, đó là cầu nguyện với Thiên Chúa và thúc đẩy hoà bình giữa các dân tộc”.
Hoà bình gia tăng bởi gặp gỡ đối thoại
ĐTC cũng nhắc rằng cách đây 30 năm, bức tường Berlin đã sụp đổ và từ nơi đó cho đến khắp Đông Âu, “từ ngày hôm đó những hy vọng mới về hoà bình đã được thắp lên và lan rộng khắp thế giới. Tuy thế, ĐTC nhấn mạnh, món quà hoà bình đã bị lãng phí trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, bởi vì hoà bình phải được “tăng từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng đối thoại, gặp gỡ, đàm phán”, trong khi “sự đóng kín không gian, tách biệt các dân tộc, hay đúng hơn là chống lại nhau, từ chối đón tiếp những người nghèo khổ và gia đình họ, dưới chiều kích thiện ích của các dân tộc và thế giới, lại là điều vô nghĩa.
Cầu nguyện có tính quyết định
ĐTC khẳng định với các vị lãnh đạo tôn giáo tham gia cuộc gặp gỡ là ngài ở bên cạnh họ và cùng họ cầu xin “hoà bình từ đấng duy nhất có thể ban hoà bình”. Cầu nguyện có vị trí chính yếu và quyết định trong những cuộc gặp gỡ này, bởi vì “nó liên kết tất cả chúng ta, trong một cảm nhận chung, không làm ai hoang mang bối rối. Gần gũi, nhưng không nhầm lẫn hoang mang”. Bởi vì khao khát hoà bình, trong sự đa dạng của kinh nghiệm và truyền thống tôn giáo, là điều mọi người mong muốn.
Trong sứ điệp, ĐTC viết: “Chúng ta đang sống trong thời khắc căng thẳng của thế giới” và vì thế, “tất cả chúng ta phải gần lại với nhau – tôi muốn nói là với chỉ một tấm lòng và một tiếng nói – để la lớn lên rằng hòa bình không có biên giới. Một tiếng kêu lớn từ trái tim của chúng ta”.
Cuộc gặp gỡ “Hoà bình không biên giới”
Cuộc gặp gỡ “Hoà bình không biên giới” ra đời theo tinh thần của cuộc gặp gỡ các lãnh đạo các tôn giáo tham dự Ngày cầu nguyện vì hoà bình thế giới lần đầu tiên vào năm 1986, tại Assisi, và được Cộng đồng Thánh Egidio quảng bá. Cuộc họp thường niên năm nay được tổ chức ở Madrid từ ngày 15-17/9, với sự tham dự của 300 vị lãnh đạo các tôn giáo lớn, cùng với các đại diện về văn hoá và các tổ chức trên thế giới. Hàng ngàn người tham dự 27 phiên họp bàn tròn, được tổ chức bởi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo.
ĐTC lưu ý rằng cuộc hành hương “Hoà bình không biên giới” đã “đi đến các dân tộc và thành phố để làm chứng về sức mạnh của “tinh thần Assisi”, đó là cầu nguyện với Thiên Chúa và thúc đẩy hoà bình giữa các dân tộc”.
Hoà bình gia tăng bởi gặp gỡ đối thoại
ĐTC cũng nhắc rằng cách đây 30 năm, bức tường Berlin đã sụp đổ và từ nơi đó cho đến khắp Đông Âu, “từ ngày hôm đó những hy vọng mới về hoà bình đã được thắp lên và lan rộng khắp thế giới. Tuy thế, ĐTC nhấn mạnh, món quà hoà bình đã bị lãng phí trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, bởi vì hoà bình phải được “tăng từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng đối thoại, gặp gỡ, đàm phán”, trong khi “sự đóng kín không gian, tách biệt các dân tộc, hay đúng hơn là chống lại nhau, từ chối đón tiếp những người nghèo khổ và gia đình họ, dưới chiều kích thiện ích của các dân tộc và thế giới, lại là điều vô nghĩa.
Cầu nguyện có tính quyết định
ĐTC khẳng định với các vị lãnh đạo tôn giáo tham gia cuộc gặp gỡ là ngài ở bên cạnh họ và cùng họ cầu xin “hoà bình từ đấng duy nhất có thể ban hoà bình”. Cầu nguyện có vị trí chính yếu và quyết định trong những cuộc gặp gỡ này, bởi vì “nó liên kết tất cả chúng ta, trong một cảm nhận chung, không làm ai hoang mang bối rối. Gần gũi, nhưng không nhầm lẫn hoang mang”. Bởi vì khao khát hoà bình, trong sự đa dạng của kinh nghiệm và truyền thống tôn giáo, là điều mọi người mong muốn.
Hồng Thuỷ