Na Uy nói không với trò chơi bạo lực
Vụ thảm sát ở Oslo làm 77 người thiệt mạng đã khiến nhiều tổ chức xã hội ở Na Uy lên tiếng phản đối trò chơi điện tử bạo lực
Na Uy nói không với trò chơi bạo lực
Một số hãng bán lẻ tại Na Uy đã quyết định ngừng bán hàng loạt trò chơi điện tử bạo lực sau vụ thảm sát ở Oslo làm 77 người thiệt mạng. Lại bùng lên những tranh cãi liệu trò chơi điện tử bạo lực có ảnh hưởng đến người chơi hay không?
Theo nhật báo Aftenposten, Coop Norway – một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Na Uy – đã ngừng bán 51 trò chơi điện tử bạo lực và đồ chơi có hình dạng vũ khí. “Chúng tôi đưa ra quyết định này khi nhận ra quy mô của vụ thảm sát – giám đốc Coop Norway Geir Inge Stokke cho biết – Chúng tôi sẽ phải suy nghĩ rất cẩn trọng về việc có bán lại các trò chơi này hay không. Tiền bạc không phải là quan trọng”. Sau Coop
Chơi điện tử và giết người
Vụ thảm sát đã khiến nhiều tổ chức xã hội ở Na Uy lên tiếng phản đối trò chơi điện tử bạo lực. Coop
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên trò chơi điện tử bạo lực bị cho là có liên quan đến án mạng. Tháng 3-2009, tại Đức, Tim Kretschmer, hung thủ vụ thảm sát Trường trung học Winnenden ở miền nam nước này làm 16 người thiệt mạng, là một tín đồ đam mê các trò chơi điện tử bạo lực. Do vụ án đẫm máu này, hãng bán lẻ Kaufhof đã ngừng bán trò chơi điện tử và phim bạo lực cho người dưới 18 tuổi ở Đức. Tháng 4-1999, tại Mỹ, hai hung thủ Eric Harris và Dylan Klebold trong vụ thảm sát Trường trung học Columbine làm 12 người thiệt mạng cũng hâm mộ cuồng nhiệt trò chơi Diệt vong và bộ phim đẫm máu Sát thủ bẩm sinh.
Nhà tâm lý học người Mỹ Jerald Block nhận định Harris và Klebold đã quá đắm chìm trong trò chơi bắn giết. Vào thời điểm ấy, vụ án đã gây nên một làn sóng tranh cãi dữ dội về tác động của trò chơi điện tử bạo lực đối với giới trẻ. Tháng 10-2007, Danny Petric, một cậu bé 16 tuổi ở
Có ảnh hưởng hay không?
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử luôn tuyên bố không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa các trò chơi bạo lực với án mạng. Sức ép cùng những cuộc vận động hành lang của ngành công nghiệp này đối với chính phủ các nước cũng không hề nhỏ. Từ năm 2005, bang
Thế nhưng, nhiều chuyên gia tâm lý quốc tế cho rằng trò chơi điện tử bạo lực thật sự có tác động tới tâm lý người chơi, đặc biệt là trẻ em. Hãng thông tấn Mỹ NRP dẫn lời chuyên gia Margie Batek thuộc Bệnh viện trẻ em St. Louis (Mỹ) cho biết trò chơi điện tử bạo lực có thể kích thích những đứa trẻ từng là nạn nhân của bạo lực hoặc bị rối loạn tâm lý thực hiện các hành vi quá khích.
“Không giống như xem truyền hình, trò chơi điện tử biến người chơi thành người tham gia chủ động, do đó có thể dẫn đến việc trẻ em hành động theo cảm xúc bạo lực” – chuyên gia Batek khẳng định.
Nhóm chuyên gia Đại học bang Ohio ở Mỹ đã cho hai nhóm học sinh, một mê trò chơi điện tử bạo lực, một không chơi điện tử, xem các hình ảnh bạo lực thực tế và phát hiện những đứa trẻ mê trò chơi điện tử bạo lực không có cảm xúc gì. “Não của các học sinh mê trò chơi bạo lực không phản ứng với các hình ảnh bạo lực” – nhà tâm lý học Brad Bushman thuộc ĐH bang
Các nhà nghiên cứu cũng cho hai nhóm học sinh tiếp xúc với tiếng động lớn. Và kết quả là nhóm học sinh thích trò chơi điện tử bạo lực phản ứng rất nóng nảy với những tiếng động lớn. Một nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) cũng cho thấy trẻ em chơi trò chơi điện tử bạo lực hung hãn hơn trẻ em bình thường.