31/10/2024

Các trung tâm hành hương thu hút các tín hữu hơn các nhà thờ giáo xứ

Xin gửi đến quý vị và các bạn một số nhận định của Đức ông Piero Coda, Thần học gia, Giáo sư môn Thần học Hệ thống, kiêm Viện trưởng Học viện Đại học Sophia của phong trào Tổ Ấm ở Lopiano, trung bắc Italia, về sự kiện các trung tâm hành hương thu hút tín hữu hơn các nhà thờ giáo xứ. Bài phỏng vấn đã do nữ phóng viên Fausta Speranza của chương trình Ý ngữ thực hiện hôm mồng 9-1-2013.

Các trung tâm hành hương thu hút các tín hữu hơn các nhà thờ giáo xứ

 

Một số nhận định của Đức ông Piero Coda

thần học gia Chủ tịch Học viện Đại học Sophia ở Lopiano trung bắc Italia

 

 

Trên toàn thế giới hiện có khoảng 10.000 trung tâm Thánh Mẫu, trong đó khoảng 1/3 tại các nước ngoài Âu châu. Hầu như mỗi quốc gia đều có các Đền thánh dâng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, thường khi là để ghi nhớ các lần Đức Mẹ đã hiện ra. Chỉ riêng tại 34 quốc gia Âu châu đã có tới 200 trung tâm Thánh Mẫu.

 

Nổi tiếng thu hút nhiều tín hữu và du khách hành hương nhất thế giới có Đền thánh Đức Bà Guadalupe ở Mêhicô, mỗi năm tiếp đón khoảng 20 triệu người. Đứng hàng thứ hai là Đền thánh Đức Bà Aparecida, Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc Brasil, nằm trong tiểu bang Sao Paolo. Năm 2010, Đền Thánh này đã đón tiếp 10,3 triệu tín hữu và du khách hành hương. Linh mục Luiz Claudio, quản đốc Đền thánh, cho biết Đền thánh có 1.200 cộng sự viên và 1.000 thiện nguyện viên, đảm trách các sinh hoạt và việc tiếp đón tín hữu.

 

Tại Pháp, Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hằng năm thu hút từ 5 đến 6 triệu người. Kể từ khi Đức Mẹ hiện ra tại Hang Đá Massabielle với chị Bernadette Soubirous năm 1854 đến nay, đã có 200 triệu tín hữu đến hành hương Lộ Đức. Trong khi Đền thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha, chỉ nội trong năm 2011 đã có 7,3 triệu tín hữu hành hương, gia tăng 300.000 so với năm 2010.

 

Riêng tại Việt Nam điển hình như Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc La Vang, nơi Đức Mẹ đã hiển ra để an ủi và che chở các tín hữu trong thời kỳ Văn Thân bắt đạo năm 1798. Hiện nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam đang cho tiến hành việc xây cất Trung tâm, thay cho Trung tâm đã bị phá huỷ vì bom đạn chiến tranh năm 1972. Trong khi tại Trà Kiệu Đức Mẹ cũng đã hiện ra hồi năm 1885 để che chở tín hữu trong 21 ngày toàn làng bị bao vây và nhận 500 quả đạn pháo kích.

 

Trong thời gian qua tại Italia đã có vài nghiên cứu cho thấy con số tín hữu tìm tuốn đến các trung tâm hành hương và các đền thánh ngày càng gia tăng, trong khi số người tham dự các lễ nghi phụng tự tại các nhà thờ giáo xứ giảm sút. Đâu là các lý do của hiện tượng này? Tại sao nhà thờ các giáo xứ lại không lôi kéo tín hữu nữa?

 

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý vị và các bạn một số nhận định của Đức ông Piero Coda, Thần học gia, Giáo sư môn Thần học Hệ thống, kiêm Viện trưởng Học viện Đại học Sophia của phong trào Tổ Ấm ở Lopiano, trung bắc Italia, về sự kiện các trung tâm hành hương thu hút tín hữu hơn các nhà thờ giáo xứ. Bài phỏng vấn đã do nữ phóng viên Fausta Speranza của chương trình Ý ngữ thực hiện hôm mồng 9-1-2013.

 

Hỏi: Thưa Đức Ông, tại sao số tín hữu tuốn đến các trung tâm hánh hương hay các đền thánh đông hơn số tín hữu tham dự các lễ nghi phụng vụ trong các nhà thờ giáo xứ?

 

Đáp: Đây là một hiện tượng cần phải chú ý phân tích và đọc hiểu. Nó mang theo một sứ điệp quan trọng, cần được hiểu và có câu trả lời từ phía cộng đoàn Kitô. Khía cạnh tích cực chắc chắn của sự kiện tín hữu hành hương đến các trung tâm Thánh Mẫu và Đền thánh, tới các nơi có sự thinh lặng và cầm trí, biểu lộ sự thức tỉnh của một nhu cầu tôn giáo sâu đậm. Chủ trương tục hoá, khuynh hướng quần chúng hoá và đồng nhất hoá lan tràn trong xã hội thức tỉnh ý thức tinh thần sâu xa. Vì thế, đối với tôi xem ra có một sự gia tăng nhu cầu nội tâm, mà chắc chắn là nó được đặt để trong một chiều kích hướng thượng hàng dọc, bởi vì trái tim con người – như Thánh Augustinô đã nói – được tạo dựng cho Thiên Chúa. Do đó, nó tuyệt đối tìm kiếm việc tiếp xúc với Thiên Chúa, cả khi chúng ta không thể bỏ qua sự kiện có những người tìm đến các trung tâm hành hương và đền thánh chỉ đơn thuấn vì các nhu cầu tìm sự tĩnh mịch để tìm lại chính mình, nhưng một cách sâu xa hơn đó lại chính là vấn đề nền tảng: là tìm gặp gỡ Thiên Chúa.

 

Hỏi: Thưa Đức Ông, mỗi người, như Đức Ông đã nói, một cách rõ ràng hướng tới tương quan với Thiên Chúa và sự gặp gỡ với Chúa Kitô, và đó là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, đối với Kitô giáo cũng là điều rất quan trọng, đừng đánh mất đi chiều kích cộng đoàn, ở đây là chiều kích cộng đoàn giáo xứ địa phương của mỗi người, có đúng thế không?

 

Đáp: Dĩ nhiên rồi. Và sự kiện này cũng gây thiệt hại cho một kinh nghiệm về tính cách độc đáo Kitô là một sự kiện cộng đoàn. Người ta sống sự cô tịch và thời gian cần thiết của lời cầu nguyện, để rồi trở lại với cuộc sống của mọi ngày để làm men trong đống bột xã hội với men của Tin Mừng. Như thế, thực tại này cũng kêu mời và gọi hỏi chúng ta về sự kiện các cộng đoàn giáo xứ của chúng ta đã thành công tới mức nào trong việc nối kết hai chân trời này: chân trời hàng dọc với việc gặp gỡ Thiên Chúa, hiện diện nơi Chúa Giêsu sống động trong trung tâm cộng đoàn Kitô, và chân trời hàng ngang với khả năng bỏ men gặp gỡ với Thiên Chúa nơi Chúa Kitô vào trong bột của xã hội loài người. Như thế, xem ra nó là một khiêu khích đối với các cộng đoàn giáo xứ và giáo phận của chúng ta, để chúng thực sự là chính mình cho tới cùng. Trong đức tin Kitô giáo, có một sự kiện nền tảng được minh giải bởi Tân Ước trong sứ điệp của Chúa Giêsu, cũng như trong Giáo lý Tông truyền, chẳng hạn như trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Dothái, nghĩa là sự kiện sự hiện diện của Thiên Chúa được hiện thực một cách vĩnh viễn nơi Đức Giêsu, là Đấng Kitô, là một sự hiện diện được làm bên trong kinh nghiệm của cộng đoàn. Đền thờ Giêrusalem nhường chỗ cho Thân Mình Chúa Kitô. Thân Mình Chúa Kitô là cộng đoàn các môn đệ tụ họp nhau nhân danh Chúa Kitô, là cộng đoàn, trong đó Chúa Kitô hiện diện – như Công đồng Vatican II nói – trong nhiều cách thế khác nhau như: việc loan báo Lời Người, cử hành Thánh Thể, sống chính sự hiệp thông của các anh chị em hiệp nhất nhân danh Chúa Kitô.

 

Và như thế, chiều kích cộng đoàn này là một chiều kích nềm tảng. Nó đâm rễ sâu trong một tương quan sâu xa với sự hiệp thông siêu việt và tuyệt đối, là cuộc sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy, cộng đoàn Kitô – như Công đồng Vatican II dạy – là Bí tích, nghĩa là dấu chỉ, dụng cụ của sự kết hiệp với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất với toàn nhân loại. Vì thế, cần phải tái khám phá ra sự thật sâu xa này, và nhất là cần phải sống kinh nghiệm sự thật ấy. Đó là một thách đố: cộng đoàn phải biết dãi tỏa sự hiện diện của Chúa Kitô, nhập thể sự hiện diện ấy vào trong cái phức tạp khó khăn và mâu thuẫn của xã hội và thế giới của chúng ta. Nó là một viễn tượng lớn lao và nó có nghĩa là làm cho bài học vĩ đại của Cồng đồng Vatican II trở thành thời sự một cách sâu xa cho tới cùng.

 

Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ông Mario Arturo Iannaccone, Giáo sư Sử học Kitô giáo và Truyền thông Tôn giáo, về ý nghĩa tôn giáo, các đền thánh và các nhà thờ trên bình diện truyềm thông và các phương tiện truyền thông, trong cùng bài phỏng vấn nói trên.

 

Hỏi: Thưa Giáo sư Iannaccone, giáo sư nghĩ gì về hiện tượng các đền thánh có đông tín hữu đi hành hương, nhưng tín hữu lại ít lui tới các nhà thờ giáo xứ?

 

Đáp: Chắc chắn là các đền thánh đầy các tín hữu, nhưng đây không phải chỉ là điều bây giờ mới xảy ra. Thực ra, các thống kê cho thấy rằng hiện tượng này đã không bao giờ ngừng, nhưng đã luôn luôn hiện diện trong thập niên 1990. Đền thánh có đặc thái này: đó là nó quy chiếu về điều nòng cốt, nó quy chiếu về sự thinh lặng, việc cầu nguyuện, về tương quan cá nhân với Thiên Chúa, và tại các đền thánh việc thông truyền giữa linh mục và tín hữu đơn sơ hơn. Trong khi tại các nhà thờ thành phố, tại các nhà thờ giáo xứ mà tín hữu lui tới – không luôn luôn – nhưng đôi khi sự truyền thông khó khăn hơn.

 

Cố vấn để truyền thông, chuyển đạt giữa huấn quyền giáo hoàng và dân chúng. Thiếu sự rõ ràng, đơn sơ. Thách đố sẽ là đem trở lại chiều kích hàng dọc, sự đơn sơ của việc truyền thông, mà người ta thấy tại đền thánh, và cả trong các nhà thờ giáo xứ nữa.

 

Hỏi: Đôi khi các giờ giấc trong các nhà thờ giáo xứ có thể là một chướng ngại hay không, thưa giáo sư? Có vài nhà thờ, nhất là tại trung tâm, thường đóng cửa trong vài giờ trong ngày… Có lẽ vì các đền thánh cống hiến cho tín hữu khả thể lớn hơn chăng?

 

Đáp: Vâng, tuyệt đối đúng như thế. Và chắc chắn điều này cũng gắn liền với sự kiện thiếu các linh mục trong vài vùng, vì vậy có các nhà thờ đóng cửa vào sau buổi trưa hay chỉ mở từ lúc 4:30 cho tới 7 giờ chiều. Trái lại, đền thánh thì hầu như lúc nào cũng đầy tín hữu, kể cả buổi chiều, vì cửa đền thánh lúc nào cũng rộng mở suốt ngày, từ sáng cho tới chiều.

 

Hỏi: Như thế là có hiện tượng các đền thánh thì đầy tín hữu, còn các nhà thớ thì trống rỗng. Nhưng mà cũng có một hiện tượng truyền thông nữa, có đúng thế không, thưa giáo sư?

 

Đáp: Cần phải phân biệt một chút giữa sự truyền thông của Giáo Hội và sự truyền thông về Giáo Hội. Trong sự truyền thông về Giáo Hội thường xảy ra hiện tượng đền thánh nơi có các cuộc hiện ra, và cả nơi không có các cuộc hiện ra, bị biến thành cảnh ngoạn mục, một cuộc trình diễn.

 

Hỏi: Đôi khi xem ra người ta nói về Giáo Hội chỉ như là môt cơ cấu chứ không phải là dân của Thiên Chúa, trong khi dền thánh thì hầu như là “một ốc đảo hành phúc” của tinh thần tu đức được các cơ cấu tách rời ra: có đúng là sứ điệp này được chấp nhận một chút không, thưa giáo sư?

 

Đáp: Vâng đúng là sứ điệp này qua lọt, nhưng nó sai, bởi vì trên thực tế Giáo Hội và dân Chúa là các giáo dân, là ngôi nhà tbờ bé nhỏ của thành phố, là nhà thờ bé nhỏ của vùng quê; chứ không phải chỉ là đền thánh, chứ không phải chỉ là nơi quyền năng của Thiên Chúa đươc biểu lộ với một phép lạ hay trong một cách khác. Như vậy, Giáo hội của các vụ xì căng đan thì lại qua lọt, bởi vì điều này là trò chơi, nhất là của vài giới truyền thông nào đó, của vài nhân viên nào đó trong lĩnh vực truyền thông. Trong khi Giáo Hội của cuộc sống thường ngày, Giáo Hội của linh mục riêng rẽ hay của nhóm hoạt động bác ái, có nguy cơ biến mất, hay chỉ nổi bật khi trở thành một biến cố quan trọng, lôi kéo giới truyền thông. Vâng, sứ điệp loại này thì qua lọt, nhưng nó phải được sửa sai, chắc chắn với các phương tiện mà chúng ta có ngày nay.

 

Tôi biết có rất nhiều công tác rao truyền Tin Mừng rất tốt trong lúc này đây, và chúng qua lọt nhờ cả hệ thống liên mạng Internet và một loạt các buổi diễn thuyết, các nguyệt san… Xem ra thì có cái gì đó đang chuyển động.

 

(RG 9-1-2013)