28/11/2024

Thuỷ điện lấy 20.000ha rừng, trồng lại 735ha

Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện, vận hành khai thác các công trình thuỷ điện và thẩm tra của Uỷ ban Khoa học – công nghệ và môi trường được trình bày trước Quốc hội ngày 30-10 cho thấy hai mặt của việc xây dựng thuỷ điện.

Thuỷ điện lấy 20.000ha rừng, trồng lại 735ha

Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thu điện, vận hành khai thác các công trình thu điện và thẩm tra của U ban Khoa học – công nghệ và môi trường được trình bày trước Quốc hội ngày 30-10 cho thấy hai mặt của việc xây dựng thu điện.

Ông Phan Xuân Dũng - Ảnh: Việt Dũng 

Đặc biệt sau quá trình rà soát, Chính phủ đã phải quyết định loại khỏi quy hoạch 424 dự án thủy điện.

“Tác động tiêu cực”

 

“Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó nhiều lần đưa vào quy hoạch. Vì thế, báo cáo cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội”

Trích báo cáo thẩm tra

 

“Kết quả rà soát tính đến tháng 9-2013: loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường – xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch/dự án ưu tiên khác. Đồng thời không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện” – Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo. Sau khi loại bỏ các dự án thủy điện nêu trên, cả nước hiện còn lại 815 dự án thủy điện có tổng công suất lắp máy 24.324,3 MW. Trong đó đã vận hành phát điện 268 dự án, đang thi công xây dựng 205 dự án.

Chính phủ khẳng định: Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã và đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong năm 2012, các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,26% công suất và 43,9% lượng điện cho hệ thống điện. Hằng năm, các nhà máy thủy điện đang vận hành sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước và xã hội khoảng 6.500 tỉ đồng tiền thuế VAT, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng…

“Mặc dù vậy, việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã gây ảnh hưởng khá lớn đến dân cư trong khu vực dự án; chiếm dụng khá nhiều đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng; phần nào làm thu hẹp không gian sống của người dân bản địa; tác động tiêu cực nhất định đến môi trường – xã hội…” – Chính phủ đánh giá. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học – công nghệ và môi trường nêu rõ con số đáng quan ngại: “Từ năm 2006-2012, cả nước có 160 dự án thuộc 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện với diện tích 19.792ha. Cho đến nay, diện tích rừng trồng thay thế được 735ha, đạt 3,7% tổng diện tích theo yêu cầu”. Kết quả giám sát cho thấy nhiều địa phương không có quỹ đất quy hoạch hoặc đất không phù hợp để trồng rừng thay thế.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường

Đối với các công trình thủy điện lớn, báo cáo cho thấy khoảng 90% số đập đã được kiểm định, 70% số đập đã được cắm mốc giới, 60% số đập đã có phương án bảo vệ, 80% công trình đã có phương án phòng chống bão lụt. “Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học – công nghệ và môi trường nhận thấy có giai đoạn việc quản lý chất lượng công trình xây dựng hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư thực hiện và tự chịu trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Tại một số dự án, công trình thủy điện, chất lượng khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy tiêu cực” – ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban, cho biết.

Báo cáo thẩm tra đưa ra các ví dụ: thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị) bị vỡ tường chắn bêtông, thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng) vỡ đường ống áp lực gây chết người, thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum) đổ tường phía thượng lưu đập khi đang thi công gây chết người, thủy điện Ia Krêl 2 (Gia Lai) vỡ đập khi bắt đầu tích nước, thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có hiện tượng thấm nước qua thân đập vượt quá mức quy định, động đất kích thích gây hoang mang, lo lắng, hư hại tài sản của người dân trong khu vực…

Báo cáo thẩm tra cho thấy: “Trách nhiệm, xử lý sai phạm của chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan khi công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố chưa được quy định cụ thể. Công tác quản lý an toàn tại các công trình thủy điện nhỏ chưa thật sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đối với các công trình thủy điện nhỏ, gần 30% số đập chưa được kiểm định, khoảng 66% đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt, gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống bão lụt. Hiệu quả làm việc của hệ thống quan trắc tại một số công trình thủy điện rất thấp. Việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp, vỡ đập… gặp nhiều khó khăn, ít được quan tâm”.                                 

LÊ KIÊN