11/01/2025

‘Siết’ kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu

Ngày 23.10, Quốc hội đã nghe các báo cáo và thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách 2013, dự toán ngân sách 2014; phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016.

 

‘Siết’ kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu

Ngày 23.10, Quốc hội đã nghe các báo cáo và thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách 2013, dự toán ngân sách 2014; phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016.

"Siết" kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với đại biểu bên ngoài hội trường - Ảnh: Ngọc Thắng

 
 
"Siết" kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu 

Chênh lệch giữa thu và chi NS nhà nước năm 2013 ước khoảng 193.000 tỉ đồng, tăng hơn 32.000 tỉ đồng so với mức bội chi QH đã quyết định

 

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

 

Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự kiến thu ngân sách (NS) năm 2013 đạt 790.800 tỉ đồng, giảm 25.200 tỉ đồng so với dự toán. Trong đó thu từ dầu thô vượt 16.000 tỉ đồng nhưng thu nội địa hụt 15.500 tỉ đồng; từ xuất nhập khẩu hụt 25.700 tỉ đồng. Nếu loại trừ các khoản ghi thu NS thì thu cân đối NS nhà nước ước đạt 752.370 tỉ đồng, giảm 63.630 tỉ đồng (tương đương 7,8%) so với dự toán.

Trong khi đó NS, theo Chính phủ dù đã cắt giảm tối đa nhưng vẫn đạt khoảng 986.000 tỉ đồng, tăng hơn 8000 tỉ đồng so với dự toán. Chênh lệch giữa thu và chi NS nhà nước năm 2013 ước khoảng 193.000 tỉ đồng, tăng hơn 32.000 tỉ đồng so với mức bội chi QH đã quyết định. Để đảm bảo cân đối NS Chính phủ kiến nghị QH cho nâng mức bội chi NS từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP.

Thẩm tra báo cáo Chính phủ, Ủy ban Tài chính – Ngân sách QH (TCNS) đánh giá sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu NS nhà nước cả năm ước không đạt dự toán thu cân đối NS, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành NS và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi NS nhà nước.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, dự báo của Chính phủ về kinh tế năm 2014 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn nên việc chi từ hầu bao quốc gia “phải hết sức chặt chẽ”. Năm 2014, Chính phủ dự kiến thu cân đối NS đạt 782.700 tỉ đồng, dự toán chi khoảng 1.006.700 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu chi. Chính phủ đã cắt giảm tối đa các khoản chi, trong đó, tiết kiệm cả đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chỉ bố trí vốn đối với các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới…

 
 
"Siết" kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu 

Đây là năm đầu tiên số thu NS nhà nước cả năm ước không đạt dự toán thu cân đối NS, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành NS và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi NS nhà nước

 

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển

 

Thẩm tra dự toán thu NS năm 2014, Ủy ban TCNS cho rằng: “Trong giai đoạn khó khăn khi tốc độ tăng thu giảm, bội chi NS đã cao hơn kế hoạch, dư nợ công tăng nhanh, nhiều khoản nợ của NS chưa được xử lý nhưng dự toán chi theo đề nghị của Chính phủ vẫn tăng 2,9% so với dự toán năm 2013 là chưa thể hiện rõ thông điệp phải triệt để tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu hơn nữa cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay”.

Ủy ban TCNS khuyến nghị Chính phủ không ban hành chính sách chi an sinh xã hội mới khi chưa thể cân đối được nguồn thực hiện; tiết kiệm chi tiêu, giảm tối đa chi hội nghị, khánh tiết, không bố trí mua xe công… Đồng thời, cần rà soát tinh giảm biên chế khu vực hành chính, sự nghiệp theo hướng không tăng biên chế làm tăng gánh nặng cho NS nhà nước, siết chặt kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu.

 

 

 

 

Phát hành thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ

Trong phiên họp hôm qua, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) giai đoạn 2014 – 2016. Chính phủ trình QH cho phép phát hành bổ sung 170.000 tỉ đồng không bao gồm 75.000 tỉ đồng đã có trong kế hoạch 2011 – 2015.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban TCNS đồng tình với phương án huy động TPCP nhưng nhận định việc trả nợ sẽ rất khó khăn. Mặt khác, việc huy động hoàn toàn phụ thuộc vào các định chế tài chính như ngân hàng thương mại có thể sẽ dẫn đến việc dòng tiền chỉ tập trung vào TPCP mà thu hẹp đầu tư vào sản xuất.

 

 

Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, nợ công đến hết năm 2013 là 52,6% GDP, dư nợ Chính phủ là 42,6% GDP và dư nợ nước ngoài là 39,5% GDP. Đến năm 2014, dư nợ công khoảng 59,8% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia là 42,4% GDP, các chỉ số nợ đều trong ngưỡng an toàn, không ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư công và lạm phát.

 

ĐB Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH TP.HCM: Kiểm soát chặt chẽ chi

 

"Siết" kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu

 

Về nguyên tắc, tôi ủng hộ việc tăng bội chi lên 5,3% GDP, vì mức đó vẫn nằm trong trần nợ công, dưới 65% GDP mà QH đã quyết cho Chính phủ. Có nghĩa là “tiêu trước, thôi tiêu sau”. Nhưng theo tôi, tăng bội chi phải có 2 điều kiện. Thứ nhất, phải kiểm soát chặt chẽ phần chi này, trong một số công trình và Chính phủ đã nêu. Thứ hai, việc tăng trần nợ công trong năm 2014, nhưng nếu từ năm 2015 khi nền kinh tế hấp thụ được tín dụng và có thể huy động được nhiều nguồn lực khác thì bội chi phải giảm xuống.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -  Ngân sách của QH, Phùng Quốc Hiển: Nâng bội chi để bù hụt thu

Mục tiêu phấn đấu tăng thu năm 2013 khoảng 20% so với năm 2012, thế nhưng tăng trưởng của năm 2013 không đạt kế hoạch, dự kiến chỉ 5,4%. Bên cạnh đó, việc giãn, giảm thuế khiến NS giảm thu 16.600 tỉ đồng. Vì doanh nghiệp khó khăn quá nên nợ đọng thuế lớn, chưa năm nào như năm nay dẫn đến hụt thu 63.600 tỉ đồng. Vì vậy mà buộc phải tăng bội chi từ 4,8 lên 5,3% GDP. Do đó bội chi không phải do tăng chi đầu tư mà là bù hụt thu.

Về khả năng huy động vốn tăng bội chi, hiện nay chúng ta đã vượt qua giới hạn của một nước khó khăn rồi nên tất cả ưu đãi về vốn ODA không được thời gian ân hạn, lãi suất như trước, đây là một áp lực. Vay trong nước, cơ cấu 80% vay ngắn và trung hạn, chỉ có 20% là vay dài hạn nên huy động rất khó khăn.  

ĐB Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Phải dứt khoát cắt chi thường xuyên

 

"Siết" kỷ luật tài chính trong quản lý chi tiêu

 

Tăng bội chi NS nếu không quản lý tốt sẽ tác động trực tiếp tới lạm phát. Bởi Chính phủ dự tính tăng đầu tư công, nếu không đi đúng vào các dự án, công trình cấp bách sẽ không tạo ra được công ăn, việc làm, hàng hóa tương xứng. Ngoài ra, còn ảnh hướng tới điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ.

Hiện nay thu không đảm bảo, theo tôi trước khi xin nâng bội chi phải dứt khoát phải cắt chi thường xuyên đi. Giảm tiền chi hội họp, nước ngoài, giảm chi cho bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả. Năm tới thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp (DN) giảm theo luật mới cũng mất vài chục ngàn tỉ đồng, do đó phải cực kỳ tiết kiệm. Các khoản tăng thu từ trốn nợ thuế phải siết chặt, thanh tra; các DN không cần nắm cổ phần hóa để mà không hiệu quả, không vực dậy được thì nhất định bán thu tiền về cho NS.

Đề xuất tăng bội chi thực tế cũng là vì quá bí, gỡ mọi đầu mối, mọi cách rồi đều không được. Nhưng cần sử dụng đồng tiền đi vay, đi mượn đó một cách hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc: Thứ nhất đưa vào xây dựng cơ bản, không tràn lan, tập trung các công trình có khả năng hoàn thành nhanh tạo sức mua, tạo việc làm, ra hàng… không gây áp lực lên lạm phát. Thứ hai, tiền này phải giúp cho DN, cứu giúp DN. Bởi nợ xây dựng cơ bản hiện tồn đọng quá lớn, phải nhanh chóng trả cho DN, để DN trả ngân hàng, kéo nợ xấu giảm xuống. Có vậy ngân hàng tiếp tục cho vay, DN tiếp tục có tiền làm dự án, công trình. Để các ĐB yên tâm thông qua thì Chính phủ phải nói rõ nguồn tiền tăng thêm đi vay ở đâu, phát hành bằng trái phiếu hay bằng tiền nào. Tăng rồi thì phải có địa chỉ, điều kiện, giám sát, hiệu quả chứ không phải đơn giản mà các ĐB ủng hộ, đồng tình ngay được. 

Anh Vũ – Tuệ Nguyễn (ghi)

Thái Sơn