Đức Hồng y Koch tổng kết chuyến viếng thăm tại nước Nga
Đức Hồng y Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo đã trở về Roma sau chuyến viếng thăm 5 ngày tại nước Nga (từ 14 đến 18-12-2013), cụ thể là tại Sankt-Peterburg và Moskva. Trong dịp này, Đức Hồng y có đến thăm các cộng đoàn Công giáo, nhưng chủ yếu là cuộc gặp gỡ đại kết với Giáo hội Chính thống.
Đức Hồng y Koch tổng kết chuyến viếng thăm tại nước Nga
WHĐ (22.12.2013) – Đức Hồng y Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo đã trở về Roma sau chuyến viếng thăm 5 ngày tại nước Nga (từ 14 đến 18-12-2013), cụ thể là tại Sankt-Peterburg và Moskva. Trong dịp này, Đức Hồng y có đến thăm các cộng đoàn Công giáo, nhưng chủ yếu là cuộc gặp gỡ đại kết với Giáo hội Chính thống.
Điều đáng nhớ nhất trong chuyến viếng thăm (của Đức Hồng y người Thuỵ Sĩ) này là cuộc gặp gỡ Đức Thượng phụ Kirill – Thượng phụ Moskva và toàn Nga vào ngày 18-12. Đây là dịp để hai bên đề cập đến mối liên hệ song phương giữa người Công giáo và Chính thống giáo, đồng thời là dịp chia sẻ những mối ưu tư chung, chẳng hạn cuộc xung đột tại Syria và những cuộc bạo loạn tại Ukraina.
Trở về Vatican, Đức Hồng y Koch đã cho biết chi tiết các đề tài trao đổi trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng phụ Chính thống giáo, và nhận định của Đức Thượng phụ Kirill về Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng y Koch nói: “Đây là lần thứ hai tôi có dịp gặp Đức Thượng phụ Moskva và toàn Nga. Lần trước là vào tháng 3-2011. Trong cuộc gặp gỡ lâu giờ lần này, chúng tôi bàn đến nhiều đề tài, đặc biệt là về mối tương quan giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Công giáo, về những khác biệt và thách đố của cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo hội. Chúng tôi cũng nói đến những thách đố của xã hội chúng ta, đặc biệt là tình trạng của gia đình và cả những thách đố trên bình diện văn hoá nữa. Chúng tôi bàn sâu những khả năng hợp tác về văn hoá và đạo đức giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Roma. Ngoài ra chúng tôi còn bàn đến những vấn đề chính trị ở Ukraina, Syria và Trung Đông.
– Quan điểm của Đức Thượng phụ về các Giáo hội ra sao? Các Giáo hội có thể làm gì cho các Kitô hữu ở Trung Đông, nhất là ở Syria?
– Vâng, khi nghĩ đến những tình huống này chúng ta đã cầu nguyện và hành động hết sức có thể để nâng đỡ họ. Tôi chỉ muốn nhắc đến bức thư mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết cho Tổng thống Putin là người lãnh trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn này và ngài đã kêu gọi một đêm cầu nguyện cho Syria tại Roma. Còn Đức Thượng phụ cũng đã đến thăm các Kitô hữu trong vùng để nâng đỡ họ. Vì vậy, theo tôi cả hai bên đều có cùng mối bận tâm và cùng nhau dấn thân. Mặt khác, Đức Thượng phụ cũng nói về tình hình của các Giáo hội ở Ukraina, các mối căng thẳng cùng các vấn đề vẫn còn tồn đọng giữa các Giáo hội Chính thống và Giáo hội Công giáo Hy Lạp. Và ở đây có lẽ điều rất quan trọng đối với tôi, là mọi người có thể thấy rằng cả hai bên đều có những vết thương trong lịch sử và đó là lý do tại sao chúng ta phải kiên nhẫn và tôn trọng đối với những thương tích vẫn còn đó. Chúng ta có thể vượt qua những vấn đề này để hợp tác tốt hơn và tiến đến tình bằng hữu giữa các Giáo hội.
– Khi nghĩ đến một cuộc gặp gỡ giữa người Công giáo và người Chính thống giáo, chúng ta nghĩ ngay đến cuộc gặp gỡ có thể diễn ra giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng phụ. Có những kế hoạch cụ thể hơn liên quan đến cuộc gặp gỡ ấy không?
– Từ ít lâu nay người ta đã nói về việc này. Rõ ràng là người ta đã đề cập đến khả năng này. Nhưng như vị giáo chủ Hilarion Alfeyev – đặc trách về đối thoại đại kết – vẫn thường nói, công việc chuẩn bị quan trọng hơn chính cuộc gặp gỡ. Tôi cũng đồng thuận với quan điểm này, xác tín này. Và bởi đó, cần có thời gian và sự nghiêm túc để thảo luận xem liệu một cuộc gặp gỡ như vậy có khả thi hay không, những đề tài cần bàn đến là gì, cuộc gặp gỡ ấy có thể diễn ra khi nào và ở đâu: đây là công việc chuẩn bị.
– Nói chung, quan điểm và suy nghĩ của Đức Thượng phụ về Đức Thánh Cha Phanxicô như thế nào? Đức Thượng phụ có nói về phong cách, về những phát biểu của Đức Thánh Cha không?
– Có, Đức Thượng phụ thường nói đến cách Đức Thánh Cha hướng dẫn Giáo hội và nghiêm túc thực thi sứ vụ giáo hoàng của mình. Ngài nói đến nhân cách của Đức Thánh Cha, những quan tâm và sự gần gũi của Đức Thánh Cha với dân chúng, việc dấn thân của Đức Thánh Cha cho các giá trị Kitô giáo trong xã hội và cho học thuyết xã hội, vì trong xã hội chúng ta có chung nhiều thách đố. Đức Thượng phụ cũng rất cảm kích về việc Đức Thánh Cha coi trọng truyền thống Thượng hội đồng của Giáo hội Chính thống như nói trong Tông huấn Evangelii Gaudium và ngài đánh giá cao việc Đức Thánh Cha muốn coi trọng vai trò của Thượng Hội đồng Giám mục và chủ đề gia đình mà Thượng Hội đồng Giám mục 2014-2015 sẽ bàn đến.
– Đức Hồng y hy vọng điều gì về đối thoại đại kết trong năm 2014?
– Trước hết sẽ là sự kiện kỷ niệm 50 năm mối quan hệ đại kết giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính thống: cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thượng phụ Athenagoras – Thượng phụ Constantinopolis – và Đức Giáo hoàng Phaolô VI (5-1-1964). Và cuộc gặp gỡ tại Jerusalem này đã khởi đầu cho cuộc đối thoại trong chân lý và tình bằng hữu. Tôi hy vọng rằng kỷ niệm này trong năm tới sẽ là một dịp tốt để thắt chặt thêm các mối tương quan và cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, vì mục đích của cuộc đối thoại này hẳn là để tìm lại sự hiệp nhất trong Giáo hội và trong Thánh Thể.
Điều đáng nhớ nhất trong chuyến viếng thăm (của Đức Hồng y người Thuỵ Sĩ) này là cuộc gặp gỡ Đức Thượng phụ Kirill – Thượng phụ Moskva và toàn Nga vào ngày 18-12. Đây là dịp để hai bên đề cập đến mối liên hệ song phương giữa người Công giáo và Chính thống giáo, đồng thời là dịp chia sẻ những mối ưu tư chung, chẳng hạn cuộc xung đột tại Syria và những cuộc bạo loạn tại Ukraina.
Trở về Vatican, Đức Hồng y Koch đã cho biết chi tiết các đề tài trao đổi trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng phụ Chính thống giáo, và nhận định của Đức Thượng phụ Kirill về Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng y Koch nói: “Đây là lần thứ hai tôi có dịp gặp Đức Thượng phụ Moskva và toàn Nga. Lần trước là vào tháng 3-2011. Trong cuộc gặp gỡ lâu giờ lần này, chúng tôi bàn đến nhiều đề tài, đặc biệt là về mối tương quan giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Công giáo, về những khác biệt và thách đố của cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo hội. Chúng tôi cũng nói đến những thách đố của xã hội chúng ta, đặc biệt là tình trạng của gia đình và cả những thách đố trên bình diện văn hoá nữa. Chúng tôi bàn sâu những khả năng hợp tác về văn hoá và đạo đức giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Roma. Ngoài ra chúng tôi còn bàn đến những vấn đề chính trị ở Ukraina, Syria và Trung Đông.
– Quan điểm của Đức Thượng phụ về các Giáo hội ra sao? Các Giáo hội có thể làm gì cho các Kitô hữu ở Trung Đông, nhất là ở Syria?
– Vâng, khi nghĩ đến những tình huống này chúng ta đã cầu nguyện và hành động hết sức có thể để nâng đỡ họ. Tôi chỉ muốn nhắc đến bức thư mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết cho Tổng thống Putin là người lãnh trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn này và ngài đã kêu gọi một đêm cầu nguyện cho Syria tại Roma. Còn Đức Thượng phụ cũng đã đến thăm các Kitô hữu trong vùng để nâng đỡ họ. Vì vậy, theo tôi cả hai bên đều có cùng mối bận tâm và cùng nhau dấn thân. Mặt khác, Đức Thượng phụ cũng nói về tình hình của các Giáo hội ở Ukraina, các mối căng thẳng cùng các vấn đề vẫn còn tồn đọng giữa các Giáo hội Chính thống và Giáo hội Công giáo Hy Lạp. Và ở đây có lẽ điều rất quan trọng đối với tôi, là mọi người có thể thấy rằng cả hai bên đều có những vết thương trong lịch sử và đó là lý do tại sao chúng ta phải kiên nhẫn và tôn trọng đối với những thương tích vẫn còn đó. Chúng ta có thể vượt qua những vấn đề này để hợp tác tốt hơn và tiến đến tình bằng hữu giữa các Giáo hội.
– Khi nghĩ đến một cuộc gặp gỡ giữa người Công giáo và người Chính thống giáo, chúng ta nghĩ ngay đến cuộc gặp gỡ có thể diễn ra giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng phụ. Có những kế hoạch cụ thể hơn liên quan đến cuộc gặp gỡ ấy không?
– Từ ít lâu nay người ta đã nói về việc này. Rõ ràng là người ta đã đề cập đến khả năng này. Nhưng như vị giáo chủ Hilarion Alfeyev – đặc trách về đối thoại đại kết – vẫn thường nói, công việc chuẩn bị quan trọng hơn chính cuộc gặp gỡ. Tôi cũng đồng thuận với quan điểm này, xác tín này. Và bởi đó, cần có thời gian và sự nghiêm túc để thảo luận xem liệu một cuộc gặp gỡ như vậy có khả thi hay không, những đề tài cần bàn đến là gì, cuộc gặp gỡ ấy có thể diễn ra khi nào và ở đâu: đây là công việc chuẩn bị.
– Nói chung, quan điểm và suy nghĩ của Đức Thượng phụ về Đức Thánh Cha Phanxicô như thế nào? Đức Thượng phụ có nói về phong cách, về những phát biểu của Đức Thánh Cha không?
– Có, Đức Thượng phụ thường nói đến cách Đức Thánh Cha hướng dẫn Giáo hội và nghiêm túc thực thi sứ vụ giáo hoàng của mình. Ngài nói đến nhân cách của Đức Thánh Cha, những quan tâm và sự gần gũi của Đức Thánh Cha với dân chúng, việc dấn thân của Đức Thánh Cha cho các giá trị Kitô giáo trong xã hội và cho học thuyết xã hội, vì trong xã hội chúng ta có chung nhiều thách đố. Đức Thượng phụ cũng rất cảm kích về việc Đức Thánh Cha coi trọng truyền thống Thượng hội đồng của Giáo hội Chính thống như nói trong Tông huấn Evangelii Gaudium và ngài đánh giá cao việc Đức Thánh Cha muốn coi trọng vai trò của Thượng Hội đồng Giám mục và chủ đề gia đình mà Thượng Hội đồng Giám mục 2014-2015 sẽ bàn đến.
– Đức Hồng y hy vọng điều gì về đối thoại đại kết trong năm 2014?
– Trước hết sẽ là sự kiện kỷ niệm 50 năm mối quan hệ đại kết giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính thống: cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thượng phụ Athenagoras – Thượng phụ Constantinopolis – và Đức Giáo hoàng Phaolô VI (5-1-1964). Và cuộc gặp gỡ tại Jerusalem này đã khởi đầu cho cuộc đối thoại trong chân lý và tình bằng hữu. Tôi hy vọng rằng kỷ niệm này trong năm tới sẽ là một dịp tốt để thắt chặt thêm các mối tương quan và cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, vì mục đích của cuộc đối thoại này hẳn là để tìm lại sự hiệp nhất trong Giáo hội và trong Thánh Thể.
(Vatican Radio)