Đức Thánh Cha tiếp kiến nhân viên Đài Phát thanh và Truyền hình RAI
Đức Thánh Cha tiếp kiến nhân viên Đài Phát thanh và Truyền hình RAI
Trước hết về phục vụ, Đức Thánh Cha nói trong lĩnh vực thông tin, phục vụ chủ yếu có nghĩa là tìm kiếm và thăng tiến sự thật, ví dụ chống lan truyền tin giả. Phục vụ cũng có nghĩa là phục vụ quyền của công dân có được thông tin đúng, được truyền tải một cách không thành kiến, không đưa ra kết luận vội vàng nhưng dành thời gian cần thiết để hiểu và suy tư, chống ô nhiễm nhận thức, bởi vì thông tin cũng phải là “sinh thái”, nghĩa là con người. Cuối cùng, phục vụ còn có nghĩa là bảo đảm tính đa nguyên tôn trọng các ý kiến và nguồn khác nhau, bởi vì như Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định sự thật không bao giờ được áp đặt.
Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha công việc của các nhân viên đài truyền hình không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thông tin, nhưng còn liên quan đến phim truyền hình, các chương trình văn hoá giải trí, thể thao, thiếu nhi. Về điều này Đức Thánh Cha nói: “Trong thời đại giàu kỹ thuật của chúng ta, nhưng đôi khi thiếu lòng nhân đạo, điều quan trọng là phải thúc đẩy việc tìm kiếm cái đẹp, khởi động sự năng động của tình liên đới, gìn giữ tự do, làm việc để mọi biểu hiện nghệ thuật giúp tất cả vươn lên, suy tư, biểu cảm, mỉm cười và thậm chí khóc vì xúc động, để tìm được ý nghĩa cuộc sống, một viễn cảnh tốt đẹp, một ý nghĩa không khuất phục trước điều xấu.”
Liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, Đức Thánh Cha cho rằng cần phải hành động phòng ngừa, đề xuất các mô hình điều hướng đạo đức để ngăn chặn những tác động có hại và phân biệt đối xử, bất công xã hội của các hệ thống trí tuệ nhân tạo và đấu tranh chống lại việc sử dụng chúng trong việc giảm tính đa nguyên, trong sự phân cực của dư luận hoặc trong việc xây dựng một tư tưởng duy nhất.
Về điểm thứ hai, công chúng, theo Đức Thánh Cha, điều này muốn nhấn mạnh rằng công việc của các nhân viên Đài Truyền hình Rai kết nối với công ích, dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ một số người. Vì thế cần phải cam kết xem xét và đặc biệt cho những người rốt cùng, người nghèo, những người không có tiếng nói, những người bị gạt ra bên lề có tiếng nói.
Tính công chúng cũng bao hàm ơn gọi trở thành một công cụ phát triển kiến thức, giúp mọi người suy tư, mở ra những cái nhìn mới về thực tế và không nuôi dưỡng sự thờ ơ, và giáo dục người trẻ có những ước mơ lớn, với tâm trí và đôi mắt mở ra với thế giới.
Theo nghĩa này, toàn bộ hệ thống truyền thông ở cấp độ toàn cầu cần phải được khuyến khích thoát ra khỏi chính mình và tham gia thảo luận để nhìn xa hơn, vượt ra ngoài. Và theo Đức Thánh Cha, đây là trách nhiệm không thể từ chối của các nhân viên đài truyền hình nếu họ muốn có được mức độ truyền thông cao. Họ không cần phải theo đuổi việc đánh giá xếp hạng mà giảm giá trị nội dung. Hơn nữa, truyền thông chính khi là việc đối thoại vì thiện ích của tất cả mọi người, có thể đóng một vai trò cơ bản trong thời nay cũng như trong việc dệt lại các giá trị xã hội sống động như quyền công dân và sự tham gia.
Vatican News
Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2024-03/dtc-tiep-nhan-vien-dai-phat-thanh-truyen-hinh-rai.html