23/01/2025

10 mẹo cực hay giúp bệnh nhân tiểu đường tránh biến chứng tim nguy hiểm

10 mẹo cực hay giúp bệnh nhân tiểu đường tránh biến chứng tim nguy hiểm

 

Bệnh tiểu đường và bệnh tim thường đi đôi với nhau. Học cách bảo vệ trái tim bằng những thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

 

 

 

 

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi người bình thường. Người bệnh tiểu đường càng lâu càng có nguy cơ cao bị bệnh tim, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.

10 mẹo cực hay giúp bệnh nhân tiểu đường tránh biến chứng tim nguy hiểm - ảnh 1
Người bệnh tiểu đường có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách thay đổi một số thói quen sống nhất định  SHUTTERSTOCK

Biến chứng bệnh tim mạch bao gồm bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu, phổ biến nhất là bệnh động mạch vành.

Trong các loại bệnh về tim mạch, thì bệnh động mạch ngoại vi thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy người bệnh tiểu đường đã biến chứng bệnh tim mạch.

 

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim thế nào?

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và các dây thần kinh điều khiển tim. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Huyết áp cao làm tăng áp lực của máu qua động mạch và có thể làm hỏng thành động mạch. Bị cả huyết áp cao và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Những yếu tố này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Hút thuốc, thừa cân hoặc béo phì, không hoạt động thể chất đủ, ăn một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và muối, uống quá nhiều rượu.

Người tiểu đường cũng có nhiều khả năng bị suy tim.

Những thay đổi lối sống sau có thể giúp người tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc giữ cho bệnh không trở nặng.

 

1. Kiểm tra bệnh tim

Huyết áp, mức cholesterol và cân nặng sẽ giúp bác sĩ biết được nguy cơ đối với bệnh tim.

 

2. Theo một chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt.

Ăn ít thực phẩm chế biến (như khoai tây chiên, đồ ngọt và thức ăn nhanh).

Thay sữa nguyên béo, thịt mỡ – chứa nhiều chất béo bão hòa, bằng thịt gà và thịt nạc, tăng cường cá béo và dầu ô liu có thể giảm lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.

Uống nhiều nước, giảm đồ ngọt và rượu.

Một bữa ăn nên gồm:

1/2 là rau quả không chứa tinh bột

1/4 là ngũ cốc nguyên hạt

1/4 là đạm nạc như thịt nạc, cá và các loại đậu.

 

3. Giảm muối

Giảm muối là quan trọng nhất trong chế độ ăn uống. Điều này có thể giúp giảm huyết áp và bảo vệ thận. Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối. Vì vậy cần giảm lượng muối ăn vào.

 

4. Duy trì cân nặng khoẻ mạnh

Người thừa cân chỉ cần giảm cân cũng có thể làm giảm chất béo trung tính và lượng đường trong máu.

 

5. Vận động

Hoạt động thể chất giúp cơ thể nhạy hơn với insulin, từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cố gắng dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh.

10 mẹo cực hay giúp bệnh nhân tiểu đường tránh biến chứng tim nguy hiểm - ảnh 2
Giảm muối là quan trọng nhất trong chế độ ăn uống. Điều này có thể giúp giảm huyết áp và bảo vệ thận  SHUTTERSTOCK

6. Kiểm soát các chỉ số sức khoẻ

Chỉ số đường huyết HbA1c: Làm xét nghiệm HbA1c thường xuyên để đo lượng đường trong máu trung bình trong vòng 2 – 3 tháng, cố gắng ở trong phạm vi mục tiêu càng nhiều càng tốt.

Chỉ số huyết áp: Cố gắng giữ huyết áp dưới 140/90 mm Hg (hoặc mục tiêu bác sĩ đặt ra).

Mức cholesterol: Quản lý mức cholesterol.

 

7. Bỏ hút thuốc

Những người mắc bệnh tiểu đường hút thuốc có nguy cơ tử vong sớm cao gấp đôi. Bỏ thuốc lá sẽ giúp ích cho tim và phổi. Nó làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận.

 

8. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến các hành vi không lành mạnh, như uống rượu hoặc ăn nhiều. Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, thử thiền hoặc hít thở sâu, hoạt động thể chất hoặc nhận sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính gần với mức mục tiêu.

 

9. Ngủ đủ giấc

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tim. Tốt nhất nên ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

 

10. Thường xuyên khám bệnh tiểu đường

Làm việc với bác sĩ tiểu đường để tránh các biến chứng bệnh tim, theo CDC Mỹ.

 

 

THIÊN LAN

TNO