26/11/2024

Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ giám sát nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện nghị quyết số 88, nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

 

Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa - Ảnh 1.

Học sinh lớp 6 ở TP.HCM học theo chương trình giáo dục phổ thông mới – Ảnh: NHƯ HÙNG

Ngày 24-9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện nghị quyết 88 và nghị quyết 51.

 

Kinh phí cho chương trình có đảm bảo và sử dụng hiệu quả hay không? Ví dụ kinh phí vay để xây dựng bộ SGK của Bộ GD-ĐT nhưng cuối cùng không thực hiện được, phải trả lại. Đánh giá việc này thế nào cũng phải xem xét.

Ông Nguyễn Đắc Vinh

Tập trung vào 4 nội dung chính

Về nội dung giám sát, ông Nguyễn Đắc Vinh nói sẽ tập trung vào 4 nội dung. Thứ nhất, đánh giá việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014 – 2022.

Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết. Trong đó đánh giá bước đầu về khả năng hoàn thành các mục tiêu của nghị quyết và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đánh giá về chương trình giáo dục phổ thông 2018 và SGK, thể hiện trên các phương diện như mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc thiết kế, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hai giai đoạn và định hướng nghề nghiệp. Việc đáp ứng nội dung đổi mới của chương trình.

Mức độ phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh; đổi mới phương pháp giáo dục. Đổi mới đánh giá chất lượng (thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…). Biên soạn, thẩm định, phê duyệt, xuất bản, phát hành, lựa chọn SGK giáo dục phổ thông. Cạnh đó đánh giá các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình gồm đội ngũ nhà giáo; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đánh giá nguồn kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; việc sử dụng ngân sách, huy động nguồn lực xã hội hóa và hiệu quả sử dụng kinh phí. Đánh giá tiến độ, lộ trình thực hiện.

Thứ ba, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện các nghị quyết này, trong đó có kết quả bước đầu, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và hướng khắc phục. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, tổ chức. Thứ tư, nêu những bài học kinh nghiệm rút ra và đề xuất giải pháp, kiến nghị triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết.

 

Không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra

Giải trình thêm sau đó, ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay nội dung giám sát đã xác định chia tách hai vấn đề chương trình giáo dục phổ thông và SGK rõ ràng.

Ông Vinh nói chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng từ năm 2014 khi Quốc hội thông qua nghị quyết 88. Còn việc triển khai chương trình có nhiều vấn đề khác nhau, ngoài SGK còn giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, kể cả kinh phí thực hiện… “Kinh phí cho chương trình này có đảm bảo và sử dụng hiệu quả hay không? Ví dụ kinh phí vay để xây dựng bộ SGK của Bộ GD-ĐT nhưng cuối cùng không thực hiện được, phải trả lại. Đánh giá việc này thế nào cũng phải xem xét” – ông Vinh nêu.

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cuộc giám sát này không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đồng thời, xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng, căn cứ để đánh giá. Nhất là ngày 16-9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận kiểm tra Bộ GD-ĐT, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Cạnh đó giám sát nhưng cần hạn chế mức thấp nhất làm ảnh hưởng đến hoạt động, chương trình công tác của các bộ, ngành, địa phương. Ông Mẫn cho biết thêm đoàn giám sát sẽ phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương nghiên cứu độc lập đánh giá dư luận xã hội, có báo cáo kết quả điều tra xã hội học về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Ông Trần Thanh Mẫn chỉ rõ qua cuộc giám sát, sản phẩm, tổng thể cuối cùng là giải trình. Làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành và các địa phương. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới…

 

Sẽ tiến hành trong năm 2023

Thời gian thực hiện theo ông Nguyễn Đắc Vinh sẽ tiến hành trong năm 2023. Thời gian giám sát từ tháng 11-2014 đến tháng 6-2022. Các đối tượng giám sát gồm Chính phủ; Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ VH-TT&DL, Bộ LĐ-TB&XH; 63 tỉnh, thành phố… Đoàn giám sát sẽ thu thập nghiên cứu các tài liệu của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Ngoài ra tổ chức giám sát trực tiếp tại 8 địa phương dự kiến là Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên, Lai Châu, Đắk Nông, Bình Định, Bình Phước, Sóc Trăng.

 

Giao lưu trực tuyến: Cơ hội vào đại học bằng xét tuyển bổ sung

Từ 9h – 11h30 ngày 27-9, báo Tuổi Trẻ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cơ hội vào đại học bằng xét tuyển bổ sung”. Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc vào tuoitre.vn để đặt câu hỏi cho chương trình.

NH-CN2 (1) 1(Read-Only)

Thí sinh làm hồ sơ nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – Ảnh: ANH KHÔI

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các khách mời:

– TS Nguyễn Trung Nhân – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

– PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

– ThS La Vũ Thùy Linh – phụ trách phòng đại học Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

– ThS Nguyễn Thị Mai Bình – phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.

– ThS Nguyễn Tiến Lập, Q.trưởng phòng đào tạo đại học, Trường ĐH Hoa Sen.

Sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, nhiều trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung. Đây là cơ hội cho những thí sinh chưa trúng tuyển nguyện vọng 1, đã trúng tuyển nhưng không phải ngành và trường mong muốn có thể tiếp tục xét tuyển để theo học ngành mình mong muốn.

Đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung có phải đăng ký trên cổng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT như xét tuyển đợt 1 hay đăng ký trực tiếp cho trường? Trường, ngành nào còn xét tuyển bổ sung, chỉ tiêu và thời gian xét tuyển ra sao? Những thắc mắc của thí sinh liên quan đến ngành, chỉ tiêu, phương thức, thời gian xét tuyển bổ sung sẽ được các trường giải đáp chi tiết trong buổi giao lưu trực tuyến tại tuoitre.vn.

MINH GIẢNG

THÀNH CHUNG
TTO