23/01/2025

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam

Một cuộc hội ngộ hy vọng sẽ mãn nhãn người xem với triển lãm Hồn xưa bến lạ giới thiệu hơn 50 tác phẩm của bộ tứ đời đầu Trường Mỹ thuật Đông Dương, được nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s lần đầu tổ chức tại Việt Nam.

 

 

 

Triển lãm có tên gọi Hồn xưa bến lạ (Timeless Souls: Beyond the Voyage) trưng bày các tác phẩm của “bộ tứ” đời đầu Trường Mỹ thuật Đông Dương, diễn ra từ 11 – 14.7.2022 tại Park Hyatt (TP.HCM), gồm tranh của các danh họa Việt Nam: Lê Thị Lựu (1911 – 1988), Lê Phổ (1907 – 2001), Mai Trung Thứ (1906 – 1980), và Vũ Cao Đàm (1908 – 2000).

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 1
Tác phẩm của danh họa Lê Phổ giới thiệu tại triển lãm
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 2
Lặng thiền (Meditation) của Mai Trung Thứ vẽ khoảng 1950-1960, kích cỡ 43×57 cm, bột màu trên lụa
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 3
Lê Phổ – Maternite
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 4
Một tác phẩm của Vũ Cao Đàm
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 5
Tác phẩm của danh họa Vũ Cao Đàm  TƯ LIỆU NST LÝ ĐỢI

Các tác phẩm của Lê Phổ có Đền Cổ Loa (Co Loa Temple) (1934), 44×62 cm, sơn dầu trên toan; Thiếu nữ vuốt tóc (Jeune femme se coiffant) (khoảng 1936-1938), 35,5×28 cm, bột màu trên lụa. Còn Mai Trung Thứ có Hai mỹ nữ (The Two Beauties) (khoảng 1942), 58×34 cm, bột màu trên lụa, Lặng thiền (Meditation) (khoảng 1950-1960), 43×57 cm, bột màu trên lụa; Vũ Cao Đàm trưng bày Hai thiếu nữ (Deux Jeunes Femmes) (1939), 47×58,5 cm, mực và bột màu trên lụa, Bên ngôi miếu (Le pagodon) (1979), 46×38 cm, sơn dầu trên toan; Lê Thị Lựu có Nhạc công truyền thống (Le musicien traditionnel) (khoảng 1960-1970), 35×45 cm, mực và màu trên lụa….

 

Bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm tạo dựng những biểu quan thị giác bắt nguồn từ cội rễ Việt

Đây là một trong những triển lãm của tứ kiệt Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam về cả giá trị và số lượng, quy tụ hơn 50 tác phẩm trải dài theo sự nghiệp của mỗi họa sĩ. Dù bộ tứ lừng danh này đã lần lượt di cư sang Pháp trong các thập kỷ 1930-1940 nhưng vẫn thường xuyên lồng ghép tâm tư hoài cố hương của mình vào trong các tác phẩm được sáng tác nơi hải ngoại.

Theo giám tuyển Ace Lê thì “họ mượn những gì còn đau đáu trong ký ức để thể hiện các lát cắt khác nhau về đời sống và văn hóa Việt trong tranh, thông qua các chủ đề quen thuộc. Dù vẽ hoa cỏ hay cảnh quan, gia đình hay phong tục, văn hóa hay kiến trúc, bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm đã tạo dựng được những biểu quan thị giác bắt nguồn từ cội rễ Việt, thu hút đông đảo khán giả quốc tế”.

Giám tuyển Ace Lê nhấn mạnh: “Chữ “hồn” trong tiếng Việt vừa để chỉ phần sâu thẳm nhất của mỗi người, một tiếng nói chung của một dân tộc, nền văn hiến của họ và cả cốt cách của một tác phẩm nghệ thuật. Tựa đề cho triển lãm theo đó hy vọng biểu trưng được những giá trị vĩnh cửu gửi gắm bản sắc Việt trong suốt quãng đời viễn xứ của bốn danh họa. Kết tinh trong thực hành của họ là một hòa âm giữa truyền thống và văn hiến phương Đông với những kỹ thuật mỹ học mới mẻ trong phong trào hậu ấn tượng phương Tây.

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 6
Ace Lê là một nhà nghiên cứu và giám tuyển nghệ thuật độc lập. Anh là Giám đốc Sáng lập của Lân Tinh Foundation và là Tổng biên tập tạp chí Art Republik Việt Nam

NVCC

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 7
Vũ Cao Đàm, Hai thiếu nữ (Deux Jeunes Femmes) (1939), 47×58,5 cm, mực và bột màu trên lụa
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 8
Mai Trung Thứ, Hai mỹ nữ (The Two Beauties) (khoảng 1942), 58×34 cm, bột màu trên lụa
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 9
Một tác phẩm của danh họa Mai Trung Thứ   TƯ LIỆU NST LÝ ĐỢI

Được biết, giám tuyển Ace Lê là một nhà nghiên cứu và giám tuyển nghệ thuật độc lập. Anh là Giám đốc sáng lập của Lân Tinh Foundation và là Tổng biên tập tạp chí Art Republik Việt Nam. Anh ngồi trong ban cố vấn của kho dữ liệu nghệ thuật Việt Nam (ViAA), và là thành viên chương trình Lãnh đạo nghệ thuật Quốc tế 2022 của Hội đồng nghệ thuật Australia. Anh tốt nghiệp Thạc sĩ về Nghiên cứu Bảo tàng và Thực hành Giám tuyển, Thạc sĩ về Báo chí và Truyền thông tại Nanyang Technological University, đồng thời tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh tại National University of Singapore.

Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 10
Tác phẩm của danh họa Lê Thị Lựu
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 11
Lê Phổ, Thiếu nữ vuốt tóc (Jeune femme se coiffant) (khoảng 1936-1938), 35,5×28 cm, bột màu trên lụa
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 12
Lê Phổ – Đền Cổ Loa
Choáng ngợp với tranh của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam - ảnh 13
Vũ Cao Đàm với Hai nàng Kiều   TƯ LIỆU NST LÝ ĐỢI

“Đây là một sự kiện hiếm có, nếu không nói là phi thường. Chúng tôi mong mỏi sau triển lãm này, sẽ còn những tổ chức khác sẽ tiếp cận các nhà sưu tập để đưa tranh Đông Dương đến gần công chúng hơn”, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi nhận định.

Dự án triển lãm phi thương mại đầu tiên của Sotheby’s mở màn bằng cuộc hội ngộ Hồn xưa bến lạ của tứ kiệt Đông Dương lần đầu tiên hội ngộ tại Việt Nam, được xem một sự kiện cần thiết để mở rộng sự tiếp cận tới công chúng cho các tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Đông Dương, nhất là trong bối cảnh giá tranh tăng phi mã và tình trạng thẩm định tranh còn nhiều tồn tại, cần tham vấn của các học giả người Việt. Qua triển lãm, ban tổ chức và những nhà sưu tập hy vọng sẽ là một bước tiến tích cực trên con đường xây dựng thị trường tranh Việt minh bạch, uy tín.

LÊ CÔNG SƠN

TNO