25/12/2024

9 điều tưởng tốt cho sức khoẻ hoá ra có hại, bạn có mắc phải không?

9 điều tưởng tốt cho sức khoẻ hoá ra có hại, bạn có mắc phải không?

Mọi người đều cố gắng làm những điều tốt nhất cho sức khoẻ. Thế nhưng có nhiều điều ai cũng nghĩ là tốt, nhưng thực sự đang âm thầm gây hại cho sức khoẻ.

 

 

Theo kênh tin tức của Mỹ Bright Side, có một số “thói quen lành mạnh” phổ biến, nhưng thật ngạc nhiên chúng lại có hại cho cơ thể.

 

1. Ngủ ít hơn một chút để tập thể dục vào buổi sáng

Tập thể dục vào buổi sáng rất tốt. Nhưng nếu bạn cắt giảm số giờ nên ngủ để tập thể dục, nó có thể phản tác dụng. Thiếu ngủ làm tăng cảm giác đói khiến ăn nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn.

9 điều tưởng tốt cho sức khỏe hóa ra có hại, bạn có mắc phải không? - ảnh 1
Thiếu đạm có thể dẫn đến mất khối lượng cơ và suy giảm hệ thống miễn dịch, tóc và móng tay yếu hơn

SHUTTERSTOCK

2. Tập thể dục mà không dành thời gian nghỉ ngơi

Tập thể dục rất tốt, nhưng nếu tập liên tục 7 đến 10 ngày mà không nghỉ sẽ phản tác dụng. Bởi vì cơ thể cần sửa chữa các vết rách nhỏ trong mô cơ, tái cân bằng mức axit lactic và glycogen. Điều này cho cơ thể thời gian để cơ bắp phát triển mạnh mẽ hơn và giảm nguy cơ chấn thương, theo Bright Side.

 

3. Ngủ quá nhiều

Ngủ không đủ giấc không tốt, nhưng ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành, tiểu đường, lo âu và béo phì. Nếu đã ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm mà vẫn còn buồn ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi, hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ.

9 điều tưởng tốt cho sức khỏe hóa ra có hại, bạn có mắc phải không? - ảnh 2
Sữa chua rất tốt, tuy nhiên, hầu hết các loại sữa chua có hương vị đều có thêm nhiều đường và chất làm ngọt

SHUTTERSTOCK

4. Không ăn chất béo

Tất nhiên là chất béo lành mạnh. Cơ thể cần chất béo để hấp thụ vitamin, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, sức khỏe não và mắt, chữa bệnh và sản xuất hoóc môn, và cấp năng lượng.

Nếu cảm thấy uể oải, thường xuyên đói, đau khớp hoặc bị cảm lạnh nhiều hơn bình thường, cần ăn nhiều chất béo lành mạnh hơn. Chất này có nhiều trong phô mai và trứng, dầu ô liu hoặc dầu hạt cải, các loại hạt, hạt chia hoặc hạt lanh và trái bơ. Nên tránh chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chế biến.

 

5. Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường

Cắt giảm đường rất tốt, nhưng thay thế bằng chất làm ngọt nhân tạo sẽ vẫn bị tác hại như đường, gây ra bệnh tiểu đường và béo phì, theo Bright Side.

Để bổ sung nguồn đường, nên chọn trái cây nguyên quả thay vì nước trái cây hoặc bánh quy, để có thêm chất xơ.

 

6. Bỏ lòng đỏ trứng gà

Bỏ lòng đỏ, bạn loại bỏ hơn một nửa chất dinh dưỡng. Hơn nữa, lòng đỏ chứa choline – chất tạo màng tế bào và đóng vai trò quan trọng đối với não.

Chất béo trong cả quả trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tăng mức cholesterol “tốt”.

 

7. Ưu tiên ăn rau hơn đạm

Rau rất tuyệt vời, nhưng nếu chỉ ăn rau, có thể không đủ lượng đạm mà cơ thể cần.

Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì mọi tế bào trong cơ thể. Thiếu đạm có thể dẫn đến mất khối lượng cơ và suy giảm hệ thống miễn dịch, tóc và móng tay yếu hơn.

 

8. Ăn sữa chua có hương vị

Sữa chua rất tốt, tuy nhiên, hầu hết các loại sữa chua có hương vị đều có thêm nhiều đường và chất làm ngọt. Tốt nhất là thêm trái cây tươi vào sữa chua không đường.

 

9. Uống quá nhiều nước

Uống không đủ nước không tốt, nhưng quá nhiều nước có thể rất nghiêm trọng. Nó làm giảm nồng độ muối và các chất điện giải khác trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến các chức năng thường xuyên của cơ thể.

Ngoài ra, nhiều nước sẽ làm giảm nồng độ natri trong máu, có thể khiến các tế bào sưng lên, kể cả các tế bào não! Và nếu thận không thể thải kịp, sẽ dẫn đến tăng cân do trữ nước. Nếu uống nhiều nước mà cảm thấy buồn nôn, đau đầu hoặc bối rối và mất phương hướng, hãy đi khám, theo Bright Side.

THIÊN LAN

TNO