26/12/2024

Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt

Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt

Từ năm 1695, người Anh nhìn Đại Việt dưới góc độ chính trị và quân sự khi nước Anh chuyển đổi thành đế chế. Trong mắt họ, Đàng Trong có vị thế địa chính trị quan trọng trong khu vực.

 

 

 

Điều đáng tiếc là sau chuyến thăm của Thomas Bowyear năm 1695, người Anh không có một liên lạc, trao đổi hoặc gửi phái đoàn ngoại giao nào khác đến Đàng Trong. Từ năm 1702, Công ty Đông Ấn Anh Mới đã đơn phương xây dựng một khu đồn trú quân sự ở Côn Đảo mà không được sự phê chuẩn của chúa Nguyễn Phúc Chu, người Anh chỉ gửi bức thư thông báo khi đã hoàn tất việc xây dựng.

Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 1
Người nông dân Đàng Ngoài trên đồng ruộng  THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 2
Tranh vẽ người An Nam xưa  MẠNH HẢI FLICKR

Năm 1703, chúa Nguyễn gửi thư cho Hội đồng Anh ở Côn Đảo với lời lẽ trách móc có phần nhã nhặn, bày tỏ sự không hài lòng về hành động của người Anh, yêu cầu người Anh cử phái đoàn ngoại giao đến Huế… Đối với chúa Nguyễn, bấy giờ có thêm bạn vẫn tốt hơn là kẻ thù.

Lâu nay, trong thế giới sách vở xuất bản ở Việt Nam, bên cạnh những đối tượng nghiên cứu truyền thống như Trung Quốc và Nhật Bản, phần lớn các nghiên cứu tập trung khai thác mối quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, thi thoảng có thêm Hà Lan hoặc Bồ Đào Nha.

Xét về sự hiện diện của các cường quốc phương Tây ở khu vực Đông Á, người Anh đã có mặt từ rất sớm thông qua Công ty Đông Ấn Anh (EIC). Quan hệ Anh – Việt Nam (1614-1705): từ tự do thương mại đến xung đột chính trị, quân sự là công trình nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này được xuất bản.

Theo tác giả Trần Ngọc Dũng, quà tặng của các thương nhân nước ngoài cho chính quyền Đàng Ngoài, không riêng gì người Anh, gồm ba phần: phí ra mắt và mỗi khi tàu buôn cập bến; quà hàng năm (các dịp tết, sinh nhật chúa…); phí xin đất, xin giấy phép xây dựng thương điếm.

Việc nha lại, lính lệ đến xin quà, tiền cũng là chuyện thường, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi người Anh đến đặt thương điếm. Sự vòi vĩnh, hạch sách của hệ thống quan lại địa phương, của quan trấn thủ Sơn Nam với người Anh, Pháp, Bồ Đào Nha thường diễn ra ngay sau khi khách ngoại quốc không duy trì được sự chu đáo. Không lễ vật đồng nghĩa với việc bị gây khó dễ hoặc bị phớt lờ.

Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 3
Một nhóm người Đàng Trong thế kỷ 18   JOHN BARROW
Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 4
Một quang cảnh ở Đàng Trong thế kỷ 18  JOHN BARROW

Ngay từ đầu, người Anh đã định vị Đàng Ngoài là thị trường trung gian/bổ trợ để tiếp cận Trung Quốc và Nhật Bản, khi thị trường này đi xuống, không còn sức hút/tiềm năng cộng thêm những khó khăn/nhũng nhiễu do chính quyền bản xứ gây ra khiến người Anh nản lòng, họ quyết định rời bỏ Đàng Ngoài.

 

Người Anh trở lại Đàng Trong với tham vọng quân sự

Từ năm 1695, người Anh nhìn Đại Việt dưới góc độ chính trị và quân sự khi nước Anh chuyển đổi thành đế chế. Trong mắt họ, Đàng Trong có vị thế địa chính trị quan trọng trong khu vực. Người Anh chuyển đổi từ chiến lược ngoại giao thương mại với Đàng Ngoài đến áp dụng biện pháp quân sự với Đàng Trong, khởi đầu bằng chuyến viếng thăm ngoại giao đến Đàng Trong của phái đoàn Thomas Bowyear năm 1695.

Đáp lại, chúa Nguyễn hứa sẽ cho người Anh đặt thương điếm ở Đàng Trong với nhiều chính sách hỗ trợ buôn bán trên tinh thần hòa bình hợp tác. Bấy giờ, chính sách ngoại giao của Đàng Trong cởi mở hơn Đàng Ngoài nhưng vẫn đặt chủ quyền và an ninh quốc gia lên trên hết.

Năm 1703, chúa Nguyễn gửi thư cho Hội đồng Anh ở Côn Đảo với lời lẽ trách móc có phần nhã nhặn, bày tỏ sự không hài lòng về hành động của người Anh đơn phương xây dựng một khu đồn trú quân sự ở Côn Đảo, yêu cầu người Anh cử phái đoàn ngoại giao đến Huế…

Người Anh phớt lờ lời đề nghị này, ngay lập tức chúa Nguyễn xem họ là giặc biển đe dọa chủ quyền quốc gia, chúa bèn sai quân ở dinh Trấn Biên đi tiêu diệt loạn đảng đang đồn trú trái phép tại Côn Đảo. Sự kiện quân chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Côn Đảo tháng 3.1705 chấm dứt sự hiện diện của người Anh ở Đại Việt cũng như tham vọng kiểm soát đường biển từ Ấn Độ Dương đến Trung Hoa của đế chế Anh.

Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 5
Cảnh lao động của những người thợ ở Đàng Ngoài
Chúa Nguyễn tiêu diệt người Anh ở Đàng Trong, chấm dứt sự hiện diện ở Đại Việt - ảnh 6
Hai phụ nữ Đàng Ngoài làm giày, dép  THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP

Quan hệ Anh – Việt Nam (1614-1705): từ tự do thương mại đến xung đột chính trị, quân sự mang đến cho độc giả nhiều thông tin và kiến giải thú vị; cùng nguồn tài liệu gốc phong phú từ các kho lưu trữ, bảo tàng, Thư viện Quốc gia Anh và một số thư viện trường đại học tại Anh.

Công trình cũng cho thấy những khác biệt cơ bản về chính sách thương mại, chính trị, ngoại giao, hệ thống kinh tế – xã hội, nghi lễ, văn hóa, phong tục… của hai hệ thống chính quyền và con người Đàng Trong – Đàng Ngoài trên mảnh đất Đại Việt thế kỷ 17.

NGUYỄN QUANG DIỆU

TNO