23/11/2024

Dấu hiệu nào cảnh báo xương khớp đã ‘già’?

Dấu hiệu nào cảnh báo xương khớp đã ‘già’?

Nhiều người cho rằng, đau nhức hay thoái hoá xương khớp là chuyện của những người U50 – 60 trở lên. Nhưng thực tế, nhiều khớp xương đã bắt đầu có dấu hiệu viêm đau, thoái hóa từ tuổi 30.

 

Xương khớp “sớm già” nhưng ít ai chú ý

Khi ở tuổi 30 – thời kỳ sung sức nhất của đời người, ít ai nghĩ mình gặp vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay cả những người mới 20, 30 tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp.

Đáng tiếc, hầu hết người trẻ gần như không quan tâm hoặc phớt lờ dấu hiệu cảnh báo khớp xương đang “già đi” từng ngày. Đó có thể là những cơn đau bất ngờ xuất hiện ở vai gáy, thắt lưng, đầu gối, cổ tay… trong lúc học tập, làm việc, tập luyện hoặc vui chơi. Hoặc cũng có thể là tình trạng căng cứng khớp mỗi sáng ngủ dậy, tê mỏi khi đứng lên ngồi xuống, khả năng vận động suy giảm…

Dấu hiệu nào cảnh báo xương khớp đã ‘già’? - ảnh 1
Cơn đau bất ngờ xảy ra cảnh báo xương khớp đang “chớm già”  ẢNH: SHUTTERSTOCK

Thông thường, để khớp cử động trơn tru, nhẹ nhàng, sụn khớp cần đảm bảo khoảng 70% nước, 20% collagen và 10% các thành phần khác. Thế nhưng, sau tuổi 30, khối lượng và chất lượng sợi collagen ở sụn khớp, dây chằng, gân và xương đều giảm sút.

Khi thiếu hụt collagen, sự vững chắc và đàn hồi của sụn khớp bị phá vỡ, trở nên thô ráp và mỏng hơn. Điều này khiến các đầu xương cọ xát với nhau, dẫn đến cảm giác đau nhức khớp mỗi lần chuyển động. Sụn khớp càng mỏng, độ ma sát giữa hai đầu xương càng cao, cơn đau khớp sẽ càng dữ dội.

Hơn nữa, theo thời gian, các tổn thương tại khớp có thể phóng thích các phân tử lạ như các tự kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch giải phóng tự kháng thể tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp, làm giảm chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, khiến khả năng vận hành trơn tru của khớp kém đi. Viêm tại màng hoạt dịch là cơ chế bệnh sinh của viêm khớp, dẫn đến những cơn đau khớp dai dẳng.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (thức khuya, ít vận động hoặc vận động quá mức, tiêu thụ nhiều rượu bia và thức ăn nhanh…), thừa cân/béo phì, yêu cầu công việc phải ngồi nhiều giờ trước máy tính… cũng là những yếu tố đẩy nhanh quá trình lão hóa của khớp xương. Đây cũng chính là lý do khiến xương khớp của nhiều người “già” hơn tuổi thật.

 

Cần làm gì khi xương khớp có dấu hiệu “chớm già”?

Việc ngăn chặn hoàn toàn bệnh lý khớp hay sự “già đi” của xương khớp là điều rất khó, thậm chí không thể. Thế nhưng, ngay khi cơn đau bất thường – dấu hiệu “chớm già” của xương khớp xuất hiện, nếu chúng ta có những giải pháp can thiệp khoa học và kịp thời sẽ giúp kéo dài năm tháng “vàng son” của khớp.

Đau khớp xảy ra khi sụn, xương dưới sụn bị tổn thương, hao mòn và chất lượng dịch nhờn suy giảm. Do đó, điểm mấu chốt để người trẻ ở độ tuổi 30, 40 tuổi có thể tránh được cơn đau khớp, duy trì tối đa chức năng khớp và giảm thiểu các bệnh khớp khi về già là vừa phải giữ được kết cấu bền vững, trơn láng của sụn và xương dưới sụn, vừa bảo vệ được màng hoạt dịch khỏi phản ứng viêm.

Dấu hiệu nào cảnh báo xương khớp đã ‘già’? - ảnh 2
Khớp đau nhức, thoái hóa là bởi sụn và màng hoạt dịch bị tổn thương  ẢNH: ECO GREEN

Để đạt được mục tiêu này, nên dành ưu tiên hàng đầu cho việc tập thể dục thể thao. Tập luyện đều đặn mỗi ngày (tối thiểu 30 phút) sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, đồng thời giúp sụn khớp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Lưu ý: Luôn thực hiện các bài khởi động để kéo giãn cơ và làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu quá trình tập luyện.

Tiếp đó, cần giữ được cân nặng hợp lý, bởi nếu thừa cân/béo phì sẽ gia tăng áp lực lên các khớp, gây đau nhức và dễ làm hư hỏng khớp. Trọng lượng cơ thể lý tưởng của người Châu Á nên nằm trong khoảng BMI từ 18,5 đến 22,9 (chỉ số khối cơ thể BMI = trọng lượng/chiều cao x chiều cao).

Một điều kiện quan trọng nữa để khớp xương khỏe mạnh dài lâu là xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Thay vì lạm dụng thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, mọi người nên dành thời gian chế biến đa dạng các món ăn từ những thực phẩm tươi sạch.

Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho hay, để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng việc bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Những tinh chất thiên nhiên này được tinh chiết dựa trên công nghệ sinh học phân tử hiện đại của Mỹ, có tác dụng kích thích tế bào sụn tăng sản sinh các chất căn bản (Collagen và Aggrecan), bảo vệ màng hoạt dịch và cải thiện chất lượng dịch khớp. Nhờ đó, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe.

Đặc biệt, Collagen type 2 không biến tính là thành phần chiếm tới 70% trọng lượng khô của sụn khớp, thế nên khi bổ sung dưỡng chất này sẽ góp phần bù đắp lượng collagen cần thiết ở sụn khớp đang bị mất dần từ độ tuổi 30. Từ đó, ổn định kết cấu sụn khớp, giúp sụn khớp luôn khỏe mạnh và trơn láng, kéo dài “tuổi trẻ” cho các khớp.

Dấu hiệu nào cảnh báo xương khớp đã ‘già’? - ảnh 3
Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám định kỳ để kịp thời khắc phục khi khớp bị tổn thương  ẢNH: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Ngoài ra, để “bảo trì” hệ khớp, người trẻ cũng nên thay đổi thói quen thức khuya, giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, thăm khám xương khớp định kỳ. Đừng nghĩ mình trẻ là khớp khỏe, bởi khớp đang già đi mỗi ngày – Tiến sĩ Nam Anh chia sẻ thêm.

MAI AN

TNO