07/01/2025

Bạn bị tăng đường huyết và trầm cảm hậu Covid-19: Đừng lo, đã có cách!

Bạn bị tăng đường huyết và trầm cảm hậu Covid-19: Đừng lo, đã có cách!

Rất nhiều triệu chứng hậu Covid-19 như ‘sương mù não’, đau cơ, mệt mỏi… có thể kéo dài hàng tháng sau khi khỏi bệnh.

 

 

Covid-19 kéo dài cũng có thể gây trầm cảm và làm tăng mức đường huyết.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào chuyên biệt cho chứng Covid-19 kéo dài.

Nhưng mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Practice and Sport Sciences Reviews, cho biết tập thể dục có thể phá vỡ chứng viêm dai dẳng – dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường và trầm cảm, xảy ra vài tháng sau khi khỏi Covid-19, theo nhật báo Times Of India (Ấn Độ).

Bạn bị tăng đường huyết và trầm cảm hậu Covid-19: Đừng lo, đã có cách! - ảnh 1
Covid-19 kéo dài cũng có thể gây trầm cảm và làm tăng mức đường huyết  SHUTTERSTOCK

Tại sao tập thể dục lại hiệu quả?

Một người có thể không bị bệnh nặng do Covid-19, nhưng 6 tháng sau họ bỗng phát bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Candida Rebello, một nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington (Mỹ), cho biết: “Tập thể dục có thể có hiệu quả trong trường hợp này. Tập thể dục làm giảm chứng viêm vốn dẫn đến tăng glucose trong máu, từ đó điều trị sự phát triển và tiến triển của bệnh tiểu đường, cũng như điều trị cả tình trạng trầm cảm”, theo Times Of India.

Nghiên cứu này cho thấy tập thể dục có thể phá vỡ chuỗi phản ứng của chứng viêm dẫn đến lượng đường trong máu cao rồi dẫn đến sự phát triển hoặc tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn bị tăng đường huyết và trầm cảm hậu Covid-19: Đừng lo, đã có cách! - ảnh 2
Đi bộ chậm cũng có tác dụng. Tốt nhất, nên tập thể dục trong 30 phút  SHUTTERSTOCK

Tập thể dục cũng có tác dụng đối với sức khoẻ tim mạch

Tập thể dục cũng có thể làm giảm tác hại của Covid-19 đối với sức khỏe tim mạch. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 kéo dài bao gồm tim đập rất mạnh, chóng mặt, đau ngực và khó thở – những triệu chứng này có thể là do các vấn đề về tim.

 

Nên tập bao nhiêu để có tác dụng?

“Không cần phải chạy hoặc đi bộ nhanh cả cây số”, tiến sĩ Rebello nói.

Đi bộ chậm cũng có tác dụng. Tốt nhất, nên tập thể dục trong 30 phút. Nhưng nếu chỉ có thể tập 15 phút mỗi lần, hãy cố gắng tập làm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút, tiến sĩ Rebello lưu ý.

Thậm chí nếu chỉ đủ sức đi bộ một lần 15 phút mỗi ngày, hãy chỉ tập chừng đó. Điều quan trọng là cố gắng. Không quan trọng bạn bắt đầu từ đâu. Bạn có thể tăng dần đến mức đề nghị, tiến sĩ Rebello nhấn mạnh, theo Times Of India.

 

THIÊN LAN

TNO