23/01/2025

Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện ‘móng tay COVID’ ở F0 khỏi bệnh

Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện ‘móng tay COVID’ ở F0 khỏi bệnh

Ngày 9-1, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Y tế rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19, áp dụng hướng dẫn ban hành tháng 10-2021 đến nay đã có những điểm không phù hợp.

 

Tin sáng 10-1: Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện móng tay COVID ở F0 khỏi bệnh - Ảnh 1.

Nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 14 (Q.Tân Phú) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” cho phù hợp với tình hình mới.

 

Chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (kể cả thuốc kháng virus), bảo đảm an toàn, hiệu quả. Rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, hiện dự thảo sửa đổi 4800 đã được gửi góp ý, theo hướng cụ thể hơn về một số tiêu chí.

Hướng dẫn 4800 chú ý đến tiêu chí tỉ lệ tiêm vắc xin và số ca mắc mới, khả năng thu dung – điều trị và số giường cấp cứu tại địa phương, tuy nhiên hiện nay toàn quốc đã gần hoàn tất tiêm phủ 2 mũi cơ bản, đang triển khai mũi 3.

Bên cạnh đó, số ca mắc tăng cao nhưng ở nhiều địa phương tỉ lệ ca chuyển nặng thấp, các chuyên gia đề nghị tập trung quản lý ca bệnh nặng để giảm thiểu số tử vong, việc đếm ca mới không còn nhiều ý nghĩa.

Tin sáng 10-1: Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện móng tay COVID ở F0 khỏi bệnh - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

TP.HCM thuyết phục tiêm vắc xin cho người nguy cơ cao chưa tiêm

Qua kết quả một tháng triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vắc xin COVID-19 (chiếm tỉ lệ 4,0%), xét nghiệm tầm soát phát hiện 5.437 người mắc COVID-19 (chiếm tỉ lệ 0,8%).

Tính đến ngày 8-1, còn 18.007 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm chủng đã được thuyết phục và tiêm vắc xin. Sở Y tế chỉ đạo các quận huyện tăng tốc tiêm vắc xin, cố gắng đến ngày 20-1 sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.

Đến nay TP.HCM đã tiêm hơn 18 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19. Tính đến ngày 7-1, TP còn hơn 1,5 triệu liều vắc xin, trong đó vắc xin AstraZeneca là 422.771 liều, vắc xin Vero Cell là 8.142 liều, vắc xin Pfizer là 1.093.878 liều, không còn vắc xin Moderna.

Thời gian tới TP tiếp tục tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên (bao gồm người từ các tỉnh về TP.HCM sinh sống và làm việc), tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi của TP, tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho các đối tượng theo quy định.

Tin sáng 10-1: Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện móng tay COVID ở F0 khỏi bệnh - Ảnh 3.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường 11, quận Bình Thạnh – Ảnh: DUYÊN PHAN

Xuất hiện hội chứng “móng tay COVID” ở F0 khỏi bệnh

Đây là một trong số các triệu chứng “hậu COVID-19” bên cạnh những biểu hiện đã được chỉ ra như rụng tóc, mất ngủ…

Theo bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn – thành viên nhóm “Bác sĩ quân y hỗ trợ F0 mùa dịch”, sau nhiễm COVID-19 một số người có thể xuất hiện “móng tay COVID” trong một số ngày hoặc kéo dài vài tuần, thể hiện cơ thể bạn đã trải qua quá trình chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, phá hủy mạch máu, nguy cơ đông máu cao.

Bác sĩ Tuấn cho biết có 3 dạng hình thái “móng tay COVID”, gồm các đường kẻ ngang, lõm ngang móng; các hình “nửa vầng trăng đỏ”; móng có đường Mees (dạng vân) ngang hoặc dọc.

“Móng tay COVID” không tồn tại mãi nên mọi người không phải lo ngại, nó sẽ phục hồi dần sau khoảng 6 tháng. Mọi người có dấu hiệu “móng tay COVID” nên dưỡng móng nhiều và hạn chế sử dụng hóa chất – bác sĩ Tuấn hướng dẫn.

Tính đến ngày 9-1, Việt Nam ghi nhận xấp xỉ 1,9 triệu ca mắc COVID-19, trên 1,5 triệu ca đã khỏi, hiện có xấp xỉ 6.000 ca bệnh nặng, đang được hỗ trợ thở các hình thức.

Tin sáng 10-1: Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện móng tay COVID ở F0 khỏi bệnh - Ảnh 4.

F0 điều trị tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

– Hà Nội tối 9-1 thông báo trong 24 giờ qua ghi nhận 2.811 ca bệnh. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc nhiều nhất từ trước tới nay ở Hà Nội. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (136); Hai Bà Trưng (123); Bắc Từ Liêm (112); Ba Đình (105); Hà Đông (102)… Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 70.958 ca.

Tin sáng 10-1: Rà soát, sửa đổi đánh giá cấp độ dịch; xuất hiện móng tay COVID ở F0 khỏi bệnh - Ảnh 5.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

– Ngày 8-1, Lào Cai ghi nhận 74 ca COVID-19, trong đó 27 ca qua xét nghiệm sàng lọc và 47 ca F0 liên quan đến các ca bệnh đã công bố. Lào Cai cho biết, tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, đã ghi nhận gần 1.000 ca COVID-19 (gần 500 ca cộng đồng). Hiện còn 579 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, số 2, các cơ sở y tế trên địa bàn và 46 ca điều trị tại nhà.

– Tối 9-1, Hà Nam công bố thêm 98 ca COVID-19. Lũy kế trong đợt dịch mới từ ngày 19-9 đến nay, tỉnh ghi nhận 3.195 ca bệnh. Trong số đó, 1.341 ca phát hiện ở khu phong tỏa, tại nhà; 745 ca phát hiện tại các khu cách ly; 55 ca cộng đồng và 1.054 ca qua sàng lọc tại các cơ sở y tế.

– Thừa Thiên Huế đến nay có 15.617 ca F0. Trong đó, tổng số bệnh nhận được điều trị khỏi là 10.843 ca. Tổng số bệnh nhân tử vong là 73 ca. Trong 73 ca tử vong, có 70 ca là già yếu, lão suy, mắc bệnh nền.

– Từ 6h ngày 8-1 đến 6h ngày 9-1, Quảng Bình ghi nhận thêm 50 ca COVID-19, trong đó có 45 ca cộng đồng, 23 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Ba Đồn. Tổng số người về từ vùng dịch dương tính là 679 ca. Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.210; số ca điều trị khỏi là 3.643, còn 183 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 327 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

L.ANH – X.MAI – TTXVN
TTO