15/09/2024

8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên

8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên

Tránh những thói quen và hành vi sức khoẻ này để làm cho nửa sau cuộc đời của bạn trở nên tốt đẹp nhất.
Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bước vào tuổi trung niên là lười vận động. /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bước vào tuổi trung niên là lười vận động.  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi chúng ta già đi, nhu cầu sức khỏe của chúng ta thay đổi, và những thói quen sức khỏe bạn đã hình thành có thể không mang lại lợi ích gì cho bạn.
Một số chuyên gia sức khỏe đã tiết lộ một số hành vi và thói quen sức khỏe mà bạn nên tránh ở tuổi trung niên – mà cách chuyên gia ở đây định nghĩa là tuổi trưởng thành trung niên, từ 45 đến 65 tuổi.
Theo các chuyên gia, đây là 8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên.

1. Bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc

Darren P. Mareiniss, bác sĩ, tiến sĩ, trợ lý giáo sư y học cấp cứu, Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) cảnh báo rằng việc bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc là một sai lầm lớn ở tuổi trung niên.
“Ví dụ, tầm soát ung thư ruột kết ở tuổi 45 tuổi. Nhiều người người trung niên đã không làm điều này. Việc tầm soát giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa tử vong do ung thư. Khi bạn bước vào tuổi trung niên, bạn cần bắt đầu suy nghĩ về nó”, bác sĩ Mareiniss giải thích, theo Eat This, Not That!
“Việc tầm soát ung thư vú cũng quan trọng không kém. Điều này đặc biệt liên quan đến những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng”, bác sĩ Mareiniss nói thêm.
8 điều không bao giờ nên làm ở tuổi trung niên - ảnh 1

Đừng bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc, nhất là ở tuổi trung niên ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK

2. Bỏ qua các triệu chứng

Đừng phủ nhận các triệu chứng liên quan ở tuổi trung niên.
Bác sĩ Mareiniss cảnh báo: “Bỏ qua các triệu chứng liên quan như sụt cân ngoài ý muốn, có máu trong phân, đau ngực, phù chân hoặc khó thở… cũng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng”.

3. Không chú ý đến giấc ngủ

Bác sĩ Mareiness kêu gọi đừng bỏ qua các vấn đề về giấc ngủ, bởi vì các triệu chứng như buồn ngủ ban ngày hoặc ngáy nhiều có thể cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ.

Theo bác sĩ Mareiness, các can thiệp thích hợp như CPAP có thể tránh được những hậu quả lâu dài như suy tim phải và tăng áp động mạch phổi.

4. Có những thói quen xấu

Bác sĩ Mareiniss cảnh báo những thói quen xấu có thể biểu hiện thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở tuổi trung niên.
Ông nói: “Những thói quen như hút thuốc, uống rượu hằng ngày và lạm dụng ma túy tiếp tục gây ra các vấn đề ở tuổi trung niên. Đối với những người nghiện rượu, họ có thể bị xơ gan hoặc có vấn đề về nghiện rượu hoặc rút kinh nghiệm nếu họ cố gắng đột ngột ngừng uống rượu. Những người hút thuốc có khả năng phát triển COPD, ung thư, tăng huyết áp và/hoặc bệnh mạch vành”, theo Eat This, Not That!

5. Lười vận động

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bước vào tuổi trung niên là lười vận động, Gbolahan Okubadejo, tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và cột sống khu vực NYC (Mỹ), cho biết.
Ông Okubadejo nói: “Một lối sống ít vận động có thể góp phần gây ra một loạt các tình trạng sức khỏe mạn tính như một số loại ung thư, tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim mạch và thậm chí tử vong sớm.
“Không hoạt động cũng có thể làm giảm sự trao đổi chất, và làm suy giảm khả năng điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể”, ông Okubadejo cảnh báo.

6. Không chú ý tư thế

Tiến sĩ Okubadejo cho biết tư thế không tốt sẽ làm giảm khả năng vận động và khiến việc duy trì hoạt động trở nên khó khăn hơn.
“Tư thế không tốt cũng gây áp lực lên hông nhiều hơn mức cần thiết, dẫn đến cứng khớp. Cứng khớp háng gây đau và giảm khả năng vận động của khớp háng. Tư thế không tốt có thể làm mòn cơ nhanh hơn, trong khi tư thế thích hợp cho phép tăng phạm vi chuyển động”, tiến sĩ Okubadejo nói.
Theo tiến sĩ Okubadejo, nhiều năm ở tư thế xấu cũng có thể dẫn đến sự cân bằng và lưu lượng máu kém, cùng với chứng đau cổ và đau lưng mạn tính.

7. Bỏ qua việc căng duỗi

Trước đó có thể bạn không chú ý đến việc căng duỗi chân tay. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bắt đầu tập căng duỗi ở tuổi trung niên.
Tiến sĩ Okubadejo cho biết: “Khi chúng ta già đi, gân và cơ dễ bị chấn thương hơn; nếu bạn kéo căng, bạn sẽ giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện tính linh hoạt”, tiến sĩ Okubadejo nói.
“Phạm vi chuyển động cũng giảm khi tuổi tác ngày càng tăng; việc căng duỗi có thể cải thiện phạm vi chuyển động bằng cách giữ cho cơ khỏe mạnh, linh hoạt và mạnh mẽ.
Nếu bạn không kéo căng, các cơ của bạn có thể bị căng và ngắn lại. Việc cải thiện tư thế và giảm đau nhức cơ là những lợi ích khác của việc căng duỗi”, tiến sĩ Okubadejo giải thích.

8. Tránh ánh nắng mặt trời

Mặc dù bạn không muốn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, nhưng tiến sĩ Okubadejo vẫn cho rằng nhận đủ ánh sáng mặt trời có thể giúp ích cho xương của bạn.
Ông nói: “Duy trì sức khỏe xương tốt là điều cần thiết khi bạn già đi vì xương yếu hơn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Đi ra ngoài và “ngâm” mình dưới ánh nắng mặt trời giúp duy trì xương chắc khỏe”.
“Ánh nắng mặt trời kích hoạt cơ thể tạo ra vitamin D. Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương của bạn vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi và ngăn ngừa xương biến dạng, mỏng hoặc giòn”, tiến sĩ Okubadejo lưu ý, theo Eat This, Not That!
KHUÊ NGUYỄN
TNO