Những thuốc thiết yếu nào được điều trị Covid-19 tại nhà?

Những thuốc thiết yếu nào được điều trị Covid-19 tại nhà?

Vệ sinh, sát khuẩn miệng họng luôn là hướng dẫn được áp dụng trong điều trị Covid-19. Dung dịch thuốc súc miệng là một trong những sản phẩm cần có, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 đẩy lui bệnh tật trong quá trình điều trị.
Mới đây, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) và “Hướng dẫn tạm thời “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà” đã được Bộ Y tế ban hành.
Đáng lưu ý, theo hướng dẫn điều trị bệnh nhân Covid-19 nội trú tại bệnh viện, cơ sở điều trị và danh mục thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà, dù có khác nhau về danh mục các thuốc, nhưng đều có hướng dẫn người mắc Covid-19 cần vệ sinh, sát khuẩn miệng họng.
Cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà. Ảnh: Quang Định

Cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà   QUANG ĐỊNH

Đặc biệt, tại Quyết định 3416/QĐ-BYT, ngày 14.7.2021 do Bộ Y tế ban hành về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm hô hấp cấp tính do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2), có nêu, cùng với các biện pháp theo dõi và điều trị chung phòng bệnh cần được đảm bảo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có); giữ ấm; uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải… và vệ sinh mũi họng, súc miệng họng.
Mới đây nhất, “Hướng dẫn tạm thời danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà”, (tại Quyết định 4109/QĐ-BYT, ngày 26.8.2021) do Bộ Y tế ban hành, thuốc thuốc sát khuẩn hầu họng được xếp ở vị trí thứ 4 trong danh mục.
Lý giải về việc cần thiết của vệ sinh miệng, họng trong điều trị Covid-19, một chuyên gia cho hay, vệ sinh miệng họng giúp, phòng ngừa, giảm nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp. Có thể sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất để góp phần dự phòng, giảm các nguy cơ của bệnh đường hô hấp.

Các loại “nước” súc miệng có gì khác nhau?

Thông thường, chúng ta hay gọi là nước sát khuẩn vì đó là dạng dung dịch dùng đường uống. Tuy nhiên, nếu chịu khó đọc đầy đủ phần thông tin ghi trên nhãn sẽ thấy các “nước” súc miệng họng có khác nhau về việc cấp phép.
Ví dụ như, cũng là sử dụng súc miệng, vệ sinh miệng họng nhưng có sản phẩm trên nhãn chỉ ghi chung về lời khuyên sử dụng, số lô sản xuất, nơi sản xuất và có thể có thêm đơn vị phân phối, nhập khẩu (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Nhưng các sản phẩm đó không phải được cấp phép là thuốc, không có số đăng ký lưu hành do Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp phép.
Trong khi đó, một số sản phẩm cũng là nước súc miệng, được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Với sản phẩm do Bộ Y tế cấp phép là thuốc, sẽ có dòng nhỏ ghi trên nhãn thông tin về số đăng ký (SĐK) và các số, ký hiệu kèm theo.
Một sản phẩm được cấp phép là thuốc, được cấp số đăng ký lưu hành đòi hòi rất khắt khe về nguyên liệu sản xuất sản phẩm, tính ổn định về về chất lượng và hiệu quả. Các sản phẩm cũng phải được kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng định kỳ, thường xuyên.

Lưu ý về thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19

“Hướng dẫn tạm thời danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà” tại Quyết định 4109 do Bộ Y tế ban hành có nêu, thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19, hiện nay chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức. Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học – Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.
Ngoài ra, với thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu, bệnh nhân Covid-19 sử dụng theo kê đơn hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện nay, Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế TP.HCM triển khai chương trình cấp phát túi thuốc home-based care đến tận nhà F0, thông qua hơn 400 trạm y tế lưu động. Mỗi người bệnh sẽ được nhận một túi thuốc điều trị tại nhà, bao gồm 3 gói thuốc A,B,C tùy theo tình trạng bệnh. Tất cả 3 gói thuốc đều sử dụng sản phẩm dùng chung, được Bộ Y tế hướng dẫn trong Quyết định 4109 ngày 26.8 về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm điều trị tại nhà, là thuốc sát khuẩn hầu họng, thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ và thuốc cân bằng điện giải.
Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà. Ảnh: Quang Định

Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà   QUANG ĐỊNH

Trong đó, thuốc sát khuẩn hầu họng được lựa chọn là T-B Fresh, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc có công dụng sát khuẩn miệng họng, phòng ngừa viêm họng. Thương hiệu T-B đã lưu hành trên thị trường hơn 20 năm, được người tiêu dùng tin tưởng và tín nhiệm, giá cả hợp lý, có nhiều dòng sản phẩm phù hợp cho cả gia đình.
LIÊN CHÂU
TNO