24/12/2024

Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím: Khi nào cần đi khám ngay?

Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím: Khi nào cần đi khám ngay?

Làn da có thể tiết lộ nhiều dấu hiệu về sức khoẻ, vì vậy những vết bầm tím có thể khiến bạn lo lắng, theo Today.
Dễ bị bầm tím có thể khiến bạn lo lắng /// Shutterstock
Dễ bị bầm tím có thể khiến bạn lo lắng SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Monique Tello, bác sĩ chăm sóc chính tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), gặp rất nhiều bệnh nhân “lo lắng tại sao mình dễ bị bầm tím”. Và đây là những lý do hiếm gặp, nhưng cần được chú ý trước tiên:

Ung thư

Trong một số trường hợp hiếm hoi, dễ bị bầm tím có thể là dấu hiệu của ung thư máu, tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết, tiến sĩ Abigail Waldman, bác sĩ tại Bệnh viện Brigham and Women’s Hospital (Mỹ), cho biết.
Những vết này thường xuất hiện dưới dạng chấm xuất huyết – những chấm đỏ rất nhỏ do xuất huyết dưới da – nhưng cũng có thể trông giống như những vết bầm tím lớn.
Các vết bầm tím có thể là một trong những đầu mối, vì vậy cần lưu ý bất kỳ trường hợp chảy máu nướu răng kèm theo, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm, đau xương, để báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh, bác sĩ Tello lưu ý, theo Today.
Bệnh nhân dễ bị bầm tím có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh bạch cầu tiềm ẩn hoặc rối loạn chảy máu.

Bệnh gan

Nhiều chức năng của gan bao gồm sản xuất các yếu tố đông máu. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận của Mỹ – National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases – khi gan bị tổn thương và làm chậm hoặc ngừng sản xuất các protein cần thiết cho quá trình đông máu, người bệnh sẽ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Bầm tím thế nào thì nên đi khám?

Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím: khi nào cần đi khám ngay?1

Cần đi khám ngay nếu bầm tím kèm theo sốt, ớn lạnh, sụt cân ẢNH: SHUTTERSTOCK

Đi khám bác sĩ nếu gặp những triệu chứng sau:
Vết bầm không khỏi: Vết bầm kéo dài hơn 2 tuần không khỏi. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh kể trên, theo Today.
Kèm theo sốt, ớn lạnh sụt cân: Nếu các đốm máu nhỏ kèm theo sốt, ớn lạnh, sụt cân hoặc bất kỳ triệu chứng toàn thân nào mới xuất hiện.
Vết bầm tái đi tái lại mà không rõ nguyên nhân.
Mặc dù thường xuyên bị các vết bầm tím đôi khi có thể báo hiệu một bệnh nào đó, nhưng các bác sĩ cho biết hầu hết các trường hợp không có gì đáng lo ngại. Trong hầu hết các trường hợp, vết bầm tím không nguy hiểm.
Bác sĩ Tello nói rằng: “Suốt 10 năm làm bác sĩ, tôi chưa gặp trường hợp bầm tím nào là bệnh nghiêm trọng cả. Thường thì người ta không nhớ mình đã va vào đâu đó. Hiếm khi, vết bầm tím chỉ ra manh mối của bệnh nghiêm trọng”.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố như thiếu hụt vitamin, di truyền và thuốc uống có thể góp phần gây ra vết bầm tím.

Chất làm loãng máu

Thuốc chống cục máu đông – có thể là nguyên nhân số một gây ra các vết bầm tím lớn, tiến sĩ Waldman cho biết.
Có nhiều thứ có tác dụng làm loãng máu như aspirin, dầu cá omega-3, cao bạch quả và cả rượu, tỏi.

Một số loại thuốc gây bầm tím

Thuốc kháng viêm Steroid có thể dẫn đến da mỏng, từ đó dễ gây ra vết bầm tím dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Hóa trị có thể làm giảm số lượng tiểu cầu, khiến dễ bị bầm hơn, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ – National Cancer Institute, lưu ý.
Thiếu vitamin K: Dễ bị bầm tím có thể cho thấy thiếu vitamin K, thường là những người bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Vitamin K có nhiều trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh…
Thiếu vitamin C nặng: Vitamin C giúp xây dựng thành mạch máu nên nếu thiếu dễ gây bầm tím. Các triệu chứng bao gồm chảy máu quanh nang lông và chảy máu nướu răng.
Ngoài ra, tuổi già và yếu tố di truyền cũng dễ gây ra các vết bầm tím, theo Today.
THIÊN LAN
TNO