23/01/2025

Khi siêu trăng ‘máu’ hội ngộ nguyệt thực toàn phần

Khi siêu trăng ‘máu’ hội ngộ nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng thiên văn hiếm với siêu trăng “máu” cũng đồng thời là nguyệt thực toàn phần vào đêm 26.5 có thể được ở khu vực Bắc Mỹ, một phần Nam Mỹ, Thái Bình Dương, New Zealand, Úc và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 

 

 

Mô phỏng hành trình của siêu trăng "máu" đồng thời là nguyệt thực toàn phần /// earthsky.org
Mô phỏng hành trình của siêu trăng “máu” đồng thời là nguyệt thực toàn phần  EARTHSKY.ORG
Tại châu Mỹ, hiện tượng này diễn ra rạng sáng 26.5, trước thời điểm mặt trời mọc. Ở vùng Đông Bán Cầu (New Zealand, Úc và Đông Nam Á), những người yêu thiên văn có thể thưởng lãm toàn bộ cảnh tượng hiếm có sau thời khắc mặt trời lặn cùng ngày, theo trang earthsky.com.
Giai đoạn toàn phần của nguyệt thực, thời điểm mặt trăng chìm hẳn vào bóng tối màu đỏ như máu của Trái đất, bắt đầu từ 18 giờ 25 (giờ Việt Nam) và kéo dài 14 phút 30 giây.
Thuật ngữ siêu trăng chỉ khoảng cách của mặt trăng và Trái đất. Lần đầu tiên được nhà thiên văn học Richard Nolle sử dụng năm 1979, bất kỳ thời điểm trăng non hoặc trăng tròn nào rơi vào khoảng cách 90% so với điểm cực cận trên quỹ đạo đều xếp vào dạng siêu trăng.
Khi siêu trăng ‘máu’ hội ngộ nguyệt thực toàn phần - ảnh 1

Sự kiện siêu trăng máu và nguyệt thực toàn phần cách đây gần 3 năm  NASA

Trong khi đó, nguyệt thực toàn phần xảy ra khi quỹ đạo của mặt trăng đưa vào vùng tối của Trái đất, che chắn ánh sáng từ mặt trời. Vì thế, ánh sáng từ sự kiện mặt trời mọc và lặn phản xạ lên mặt trăng, khiến nó có màu đỏ như máu nên được gọi là siêu trăng máu.
“Nguyệt thực đêm 26.5 cũng đánh dấu lần đầu tiên hiện tượng nguyệt thực toàn phần quay lại Trái đất sau gần 2 năm rưỡi”, theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
HẠO NHIÊN
TNO