23/01/2025

Chi 12.100 tỉ đồng mua vắc xin Covid-19

Chi 12.100 tỉ đồng mua vắc xin Covid-19

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12.100 tỉ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin phòng dịch Covid-19.
Tiêm vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội /// Ảnh: Ngọc Thắng
Tiêm vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội  ẢNH: NGỌC THẮNG
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách T.Ư năm 2020. Theo đó, UBTVQH quyết nghị sử dụng 12.100 tỉ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin phòng dịch Covid-19.

Thêm 131 bệnh nhân lây nhiễm trong nước

Ngày 21.5, Bộ Y tế thông báo 132 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Vĩnh Long; 131 ca mắc do lây nhiễm trong nước, ghi nhận tại 6 tỉnh, thành (Bắc Giang 99 ca; Bắc Ninh 14 ca; Hải Dương 3 ca; Điện Biên 7 ca; Hưng Yên, Đà Nẵng và BV K đóng tại TP.Hà Nội, mỗi nơi 2 ca; Lạng Sơn và Hà Nội mỗi nơi 1 ca).
Cùng ngày, Bộ Y tế thông báo 2 ca mắc Covid-19 tử vong. Trong đó, BN 3028 (nữ, 70 tuổi) có chẩn đoán tử vong: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân (BN) tăng huyết áp, đái tháo đường, di chứng tai biến mạch máu não. BN 3653 (nữ, 89 tuổi) có chẩn đoán tử vong: viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 biến chứng, suy hô hấp tiến triển nặng, sốc nhiễm khuẩn không hồi phục trên BN lão suy, suy tim. Đây là ca thứ 40 và 41 tử vong liên quan Covid-19 tại Việt Nam từ đầu dịch.

Covid-19 gây bệnh nặng trên người trẻ

Theo Tiểu ban Điều trị thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chủng SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 hiện nay được đánh giá lây lan mạnh và gây ra nhiều biến chứng nặng, không chỉ những người có nhiều bệnh nền mà khiến nhiều người trẻ cũng gặp phải những diễn biến nặng.
Điển hình như BN 3207 (37 tuổi) được chuyển từ BV đa khoa tỉnh Bắc Ninh lên BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (H.Đông Anh, Hà Nội) từ ngày 18.5, với tình trạng suy hô hấp tăng dần lên, đang được can thiệp ECMO; hiện tình trạng phổi đông đặc. Một BN 37 tuổi khác là bác sĩ, không có bệnh nền nhưng diễn biến khá nặng, đang phải thở máy.
Liên Châu – Lê Hảo
Theo nghị quyết này, UBTVQH giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời việc mua vắc xin phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người dân và toàn xã hội. Trước đó, tại phiên họp 55, ngày 27.4, UBTVQH thống nhất về nguyên tắc nội dung nói trên, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đến hết tháng 1, dự toán kinh phí ngân sách T.Ư năm 2020 vẫn còn 64.760 tỉ đồng chưa sử dụng (không gồm các khoản đã được chuyển nguồn sang năm 2021). Vì thế, Chính phủ trình UBTVQH phương án phân bổ dùng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách T.Ư năm 2020, trong đó đề nghị được dùng 12.100 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin Covid-19.
Ngoài ra, Bộ Y tế có quyết định phân bổ đợt 3 (hơn 1,68 triệu liều) vắc xin Covid-19 cho các bộ, ngành; bệnh viện (BV) và trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) 63 tỉnh, thành. Đây là vắc xin của AstraZeneca do COVAX Facility hỗ trợ Việt Nam.
Trong đó, Bộ Y tế phân bổ 688.000 liều vắc xin cho miền Bắc; 203.000 liều cho miền Trung, 81.000 liều cho Tây nguyên, 460.000 liều cho miền Nam. Cụ thể, tại miền Bắc, CDC TP.Hà Nội tiếp nhận 71.000 liều vắc xin; CDC tỉnh Bắc Giang 30.000 liều; CDC Bắc Ninh 28.000 liều; CDC Hải Dương 58.000 liều…

Vingroup tài trợ 500 tỉ đồng

Ngày 21.5, Bộ Y tế tiếp nhận 660 tỉ đồng từ các đơn vị tài trợ kinh phí mua vắc xin Covid-19. Trong đó, Tập đoàn Vingroup tặng kinh phí mua 4 triệu liều (tương đương khoảng 500 tỉ đồng). Từ đầu dịch đến nay Vingroup đã tài trợ 1.277 tỉ đồng cho phòng chống dịch (bao gồm: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam và cung cấp trang thiết bị y tế). Ngân hàng BIDV trao tặng 25 tỉ đồng. Từ đầu vụ dịch, BIDV đã dành 70 tỉ đồng hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Theo Bộ Y tế, hiện đã có khoảng 110 triệu liều vắc xin cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021, bao gồm: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca (Anh), 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech (Mỹ). Ngoài ra,  Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Để đảm bảo 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, tiếp cận nguồn cung vắc xin.

Tại miền Trung, Bộ Y tế phân bổ 203.000 liều vắc xin cho CDC 11 tỉnh (mỗi tỉnh 16.000 – 22.000 liều), trong đó CDC Thừa Thiên-Huế 22.000 liều; CDC Quảng Nam 22.000 liều; CDC Quảng Ngãi 20.000 liều. Tại Tây nguyên, Bộ Y tế phân bổ 81.000 liều vắc xin cho CDC 4 tỉnh: Kon Tum, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk (mỗi tỉnh 12.000 – 26.000 liều). Tại miền Nam, Bộ Y tế phân bổ 460.000 liều cho CDC của 31 tỉnh, thành phố. Trong đó, CDC TP.HCM tiếp nhận 70.000 liều; CDC Đồng Tháp 30.000 liều; CDC An Giang 26.000 liều…

Ngoài ra, đợt vắc xin lần này được phân bổ cho lực lượng công an 50.000 liều, lực lượng quân đội 89.000 liều. Cùng với đó, 48 BV, viện, trường đại học cũng được phân bổ vắc xin, trong đó BV Bạch Mai 23.000 liều; BV Nhi T.Ư 25.000 liều; BV Chợ Rẫy (TP.HCM) 1.500 liều; BV C Đà Nẵng 1.500 liều; BV Thống Nhất (TP.HCM) 2.100 liều; Viện Pasteur TP.HCM 300 liều; BV K (Hà Nội) 800 liều…
Bộ Y tế yêu cầu dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) thực hiện tiếp nhận, bảo quản, gửi mẫu kiểm định chất lượng và vận chuyển vắc xin tới dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực để phân bổ ngay tới các địa phương, đơn vị theo danh sách.
Các đơn vị được phân bổ triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 ngay sau khi tiếp nhận theo quy định. Trường hợp đơn vị không sử dụng hết vắc xin thì phối hợp sở y tế địa phương để chủ động điều phối hoặc tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên khác theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ, bảo đảm sử dụng vắc xin hiệu quả. Đối với các đối tượng đã tiêm mũi 1 thì triển khai tiêm mũi 2 sau 8 – 12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1. Các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai ngay khi nhận được vắc xin và hoàn thành trước ngày 15.8.
LIÊN CHÂU  – LÊ HIỆP
TNO