24/12/2024

11 điều bạn không bao giờ nên làm khi bị sốt

11 điều bạn không bao giờ nên làm khi bị sốt

Sốt – được định nghĩa là sự gia tăng tạm thời nhiệt độ cơ thể trên 98,6 độ F (37 độ C) – là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tật.
Đừng mặc quần áo nhiều quá mức hoặc đặt mình ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và khiến cơn sốt của bạn trở nên trầm trọng hơn. /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng mặc quần áo nhiều quá mức hoặc đặt mình ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và khiến cơn sốt của bạn trở nên trầm trọng hơn.  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng gần đây, tín hiệu cơ thể này đã thu hút sự chú ý bất thường: Nó có thể là dấu hiệu của bệnh COVID-19. Trong trường hợp có nghi ngờ này, nếu bạn ở Việt Nam, bạn phải gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3228 hoặc 1900 9095).
Tuy nhiên, sốt cũng có thể báo hiệu một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh cúm thông thường.
Bất kể nguồn gốc là gì, đây là những phương pháp tốt nhất mà bạn nên làm theo nếu bị sốt, theo Eat This, Not That!

1. Không uống một số thức uống

Bác sĩ Pauline J. Jose, chuyên gia về y học gia đình của pH Labs (Mỹ), cho biết: “Nên tránh uống rượu, nước ngọt và đồ uống có chứa caffein khi bạn bị sốt. Chúng có thể gây ra tình trạng mất nước khi chúng ta thực sự cần hydrat hóa hầu hết.

2. Đừng mặc quá nhiều đồ

Bác sĩ, tiến sĩ Dimitar Marinov (Mỹ) cho biết: “Đừng mặc quần áo nhiều quá mức hoặc đặt mình ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và khiến cơn sốt của bạn trở nên trầm trọng hơn”, theo Eat This, Not That!

3. Không tăng gấp đôi thuốc của bạn

Tiến sĩ Marinov nói: “Acetaminophen nói chung là một loại thuốc hiệu quả để điều trị sốt, tuy nhiên, vượt quá liều lượng khuyến cáo có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho gan của bạn và thậm chí tử vong”.
Lưu ý: Người lớn không nên dùng nhiều hơn 1.000 mg acetaminophen cùng một lúc; giới hạn hằng ngày là 2.000 mg. Đối với trẻ em, liều lượng phải thấp hơn nữa – hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận.
Tốt nhất là phải hỏi bác sĩ về loại thuốc uống, liều lượng, cũng như cách uống.

4. Đừng để đói

Tiến sĩ Marinov nói: “Sốt làm tăng tốc độ trao đổi chất của bạn và bạn thậm chí cần nhiều calo hơn từ thức ăn. Đói có thể làm tê liệt hệ thống miễn dịch của bạn theo đúng nghĩa đen”.

5. Đừng quên uống nước

11 điều bạn không bao giờ nên làm khi bị sốt - ảnh 1

Điều quan trọng là phải luôn đủ nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Ralph E. Holsworth, giám đốc nghiên cứu khoa học và lâm sàng của Essentia Water (Mỹ), cho biết: “Sốt sẽ làm tăng nhịp hô hấp, và do đó mất nước, và đổ mồ hôi tăng để giảm nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, lượng nước hấp thụ thường bị giảm khi bị sốt, điều này cuối cùng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước”.
Lưu ý: Điều quan trọng là phải luôn đủ nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước. Theo WebMD, lượng nước được khuyến nghị hằng ngày đối với nam giới là 13 ly (khoảng 3 lít) và 9 ly (hơn 2 lít một chút) đối với phụ nữ.

6. Không cho trẻ em uống Aspirin

Leann Poston, bác sĩ của Invigor Medical ở New York (Mỹ), cho biết: Người lớn có thể dùng aspirin, nhưng nếu cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin khi chúng bị nhiễm virus có thể dẫn đến tình trạng tử vong được gọi là Hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một chứng rối loạn hiếm gặp gây tổn thương não và gan. Nó thường thấy nhất ở trẻ em, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, theo Eat This, Not That!
Lưu ý: Nhắm đến các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve), theo WebMD.
Tốt nhất là phải hỏi bác sĩ về loại thuốc uống, liều lượng, cũng như cách uống.

7. Đừng bỏ ngủ

11 điều bạn không bao giờ nên làm khi bị sốt - ảnh 2
Hệ thống miễn dịch của bạn tiêu tốn nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng trong ngày. Khi bạn ngủ, cơ thể có thời gian để phục hồi năng lượng đó. Không ngủ có thể kéo dài bệnh tật.
Lưu ý: Ngủ đủ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để đảm bảo nghỉ ngơi và thời gian chữa bệnh thích hợp.

8. Không tiếp tục các hoạt động bình thường của bạn

Bác sĩ Poston cho biết: Sốt thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ốm, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Việc chuyển năng lượng đó sang các hoạt động khác có thể khiến việc chống lại nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Lưu ý: Hãy ở nhà cho đến khi bạn hết sốt trong ít nhất 24 giờ. Đảm bảo nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

9. Không tắm/tắm nước lạnh

Mặc dù nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ của bạn trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể dẫn đến run rẩy. Bác sĩ Poston cho biết: “Cơ bắp run lên để tăng nhiệt độ cơ thể của bạn đến điểm mới do vùng dưới đồi thiết lập. Tắm nước lạnh rất khó chịu và sẽ khiến các cơ run và chuột rút nhiều hơn khi cố gắng tăng nhiệt độ trở lại.
Lưu ý: Hãy thử tắm nước ấm với một miếng bọt biển. Cơ thể của bạn sẽ bắt đầu mát khi nước bay hơi. Ngừng tắm hoặc tăng nhiệt độ nước nếu bạn bắt đầu rùng mình.

10. Đừng tự động dùng thuốc để giảm sốt

Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh. Bác sĩ Poston nói rằng đó là phản ứng của cơ thể bạn để chống lại nhiễm trùng.
“Nếu bạn cảm thấy thoải mái với nhiệt độ từ 101 độ F (38,3 độ C)trở lên, tốt hơn là không nên dùng thuốc để giảm sốt vì bạn đang chống lại nỗ lực của cơ thể nhằm làm chậm sự nhân lên của vi rút hoặc vi khuẩn”, bác sĩ Poston khuyên, theo Eat This, Not That!

11. Nghi ngờ bạn có thể mắc COVID-19

Bác sĩ Poston cho biết: “Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình, bất kể chúng có phù hợp với COVID-19 hay không”.
Ở Việt Nam, nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc Covid-19, bạn phải gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3228 hoặc 1900 9095).
KHUÊ NGUYỄN
TNO