24/12/2024

7 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể bị sa sút trí tuệ

7 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể bị sa sút trí tuệ

Trí nhớ thường thay đổi khi con người lớn lên. Một số người nhận thấy những thay đổi trong bản thân trước khi bất kỳ ai khác nhận thấy.
Trí nhớ thường thay đổi khi con người lớn lên /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Trí nhớ thường thay đổi khi con người lớn lên ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung, các triệu chứng của nó có thể rất khác nhau ở mỗi người.
Những người bị sa sút trí tuệ gặp vấn đề với các triệu chứng bạn sắp đọc sau đây, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.

1. Bạn có thể gặp vấn đề về trí nhớ

CDC Mỹ cho biết: Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ chung để chỉ khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc đưa ra các quyết định bị suy giảm gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng nó không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường. Mất trí nhớ – “quên các sự kiện, lặp lại bản thân hoặc dựa vào các phương tiện hỗ trợ khác để giúp bạn ghi nhớ (như ghi chú hoặc lời nhắc)” – là một dấu hiệu chính, theo Eat This, Not That!

2. Bạn có thể có vấn đề về chú ý

7 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể bị sa sút trí tuệ - ảnh 1

Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

 

Trí nhớ của bạn có thể thơ thẩn hoặc bạn có thể mắc phải nhiều sai lầm, chẳng hạn như “đặt sai đồ đạc và mất khả năng nhớ lại các bước: đặt chìa khóa ô tô vào máy giặt hoặc máy sấy hoặc không thể nhớ lại các bước để tìm thứ gì đó”, CDC Mỹ cho biết.

3. Bạn có thể gặp vấn đề về giao tiếp

Bạn có thể có “vấn đề mới với các từ khi nói hoặc viết: gặp rắc rối khi theo dõi hoặc tham gia một cuộc trò chuyện hoặc gặp khó khăn để tìm một từ bạn đang tìm kiếm (nói “vật đó trên cổ tay của bạn cho biết thời gian” thay vì ”đồng hồ”)”.

4. Bạn có thể gặp rắc rối với việc lập luận, phán đoán và giải quyết vấn đề

Nếu bạn thấy mình gặp “thách thức trong việc lập kế hoạch hoặc giải quyết các vấn đề: gặp khó khăn khi thanh toán hóa đơn hoặc công thức nấu ăn mà bạn đã sử dụng trong nhiều năm” thì đó là lý do để lo lắng.

5. Bạn có thể gặp vấn đề với nhận thức thị giác ngoài

Bạn có “gặp khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng hoặc đánh giá khoảng cách, vấp phải đồ đạc ở nhà, hay làm đổ hoặc rơi đồ vật thường xuyên hơn?”. Đó là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.

6. Đây là những dấu hiệu khác có thể chỉ ra chứng sa sút trí tuệ

Dưới đây là những dấu hiệu đáng lo ngại, theo CDC.
Bị lạc trong một khu vực lân cận quen thuộc
Sử dụng các từ khác thường để chỉ các đồ vật quen thuộc
Quên tên của một thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết
Quên đi những kỷ niệm cũ
Không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập

7. Phải làm gì nếu bạn lo sợ mình bị sa sút trí tuệ?

Hãy liên hệ với chuyên gia y tế nếu bạn cần trợ giúp.
CDC cho biết: “Một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện các bài kiểm tra về sự chú ý, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác để xem liệu có nguyên nhân gây lo ngại hay không. Việc khám sức khỏe, xét nghiệm máu và quét não như CT hoặc MRI có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản”, theo Eat This, Not That!
KHUÊ NGUYỄN
TNO