28/12/2024

Hy vọng tại Hội nghị Thượng đỉnh G5 Sahel: An ninh cho khu vực

Hy vọng tại Hội nghị Thượng đỉnh G5 Sahel: An ninh cho khu vực

Hội nghị Thượng đỉnh G5 Sahel 2019 (AFP or licensors)

An ninh trong khu vực là trung tâm của Hội nghị Thượng đỉnh G5 Sahel (Burkina Faso, Mali, Mauritania, Niger và Chad) và ở Pháp.

Trong những ngày này, tại N’Djamena, thủ đô của Chad, có các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo chính trị nhằm tìm ra giải pháp ổn định cho khu vực G5 Sahel. Cụ thể, thứ Hai 15/02, cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của nhóm 5 quốc gia và các đồng minh của Sahel. Thứ Ba 16/02, tổng thống Pháp Emmaneel Macron sẽ tham gia trực tuyến; và cũng vào sáng thứ Ba, một buổi họp của các lãnh đạo G5 diễn ra với các đối tác là các quốc gia đang hỗ trợ cho Sahel trong cuộc chiến chống lại các nhóm thánh chiến. Từ Hoa Kỳ, dự kiến sẽ có một sứ điệp video của Ngoại trưởng Antony Blinken gửi đến hội nghị.

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Cứu trợ Công giáo Hoa Kỳ (CRS), chính nghèo đói chứ không phải chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là nguyên nhân gây ra bất ổn ở khu vực Sahel của Châu Phi.

Đức cha Laurent Birfuoré Dabiré, Giám mục của Dori và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Burkina Faso và Niger, cũng giải thích rằng, trong những năm gần đây, Sahel đã trở thành sân khấu của sự leo thang bạo lực do sự xuất hiện của nhiều nhóm khủng bố. Đây là các phong trào vũ trang, thường khai thác động cơ tôn giáo để tạo sự hỗn loạn và bất ổn trong khu vực. Nhưng tôn giáo chỉ là cách để họ gây chia rẽ xã hội, thực tế ở đây không có chiến tranh tôn giáo.

Theo Tạp chí Châu Phi, các mối đe doạ ảnh hưởng đến Sahel gồm: Trước hết là biến đổi khí hậu đang làm giảm các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nước. Từ đây, các vấn đề về kinh tế với sự phát triển đang gặp nhiều khó khăn và hậu quả là sự hiện diện căng thẳng ngày càng gia tăng dẫn đến khủng bố. Nhiều nhóm khủng bố hoạt động trong khu vực, một số liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, một số khác liên kết với mạng lưới Al-Qaeda. Và không chỉ khủng bố, Tạp chí Châu Phi còn xác định một vấn đề tội phạm phổ biến trong lĩnh vực này, nơi mà các tuyến đường chính mà tội phạm nghiêm trọng vượt qua là ma tuý, vũ khí, thuốc lá và nạn buôn người.

Trước khi trở thành một khu vực xung đột, Sahel đã là một khu vực nghèo nhất thế giới. Ở đây, một nửa dân số sống với mức 1.25 đô la mỗi ngày. Có hàng trăm tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong khu vực, với các nhân viên địa phương và quốc tế, trợ giúp các trường hợp khẩn cấp nhân đạo. Trong năm 2020, có hơn 2.248 dân thường bị giết, nghĩa là có hơn 400 người bị giết so với năm 2019.

Ngọc Yến