23/11/2024

9 mẹo đơn giản giúp bạn không ‘ôm’ điện thoại suốt ngày

9 mẹo đơn giản giúp bạn không ‘ôm’ điện thoại suốt ngày

Nghiện điện thoại di động đang là vấn đề ngày càng gia tăng. Nhiều người trung bình dành ít nhất 5 giờ mỗi ngày trên điện thoại. Có vẻ như điện thoại di động đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.
Nghiện điện thoại làm ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ và tương tác xã hội của con người /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiện điện thoại làm ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ và tương tác xã hội của con người ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiện điện thoại ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ và tương tác xã hội của con người.
Sau đây là 9 mẹo đơn giản giúp kiểm soát được việc sử dụng điện thoại di động, theo Power Of Positivity.

1. Cất điện thoại đi

“Xa mặt cách lòng!”, câu nói của ông bà xưa luôn đúng trong mọi trường hợp, kể cả chiếc điện thoại thân yêu của bạn.
Nếu cất điện thoại ở ngoài tầm nhìn và xa tầm tay, bạn sẽ ít có khả năng sử dụng nó liên tục.
Bằng cách này, về cơ bản bạn đang loại bỏ sự cám dỗ khỏi cuộc sống của mình. Đó là cách tốt nhất để học cách hoạt động khi không có điện thoại. Việc này lúc đầu sẽ khó, nhưng bạn càng cố gắng cất điện thoại cách xa mình thì mọi chuyện càng trở nên dễ dàng hơn.

2. Đọc sách giấy

Đọc sách trên điện thoại khiến bạn sử dụng thiết bị di động nhiều hơn, làm tăng cơn nghiện điện thoại di động hơn nữa.
Chính vì vậy, cho đến khi có thể kiểm soát được cơn nghiện điện thoại, tốt nhất nên dành thời gian đọc sách giấy.
9 mẹo đơn giản giúp bạn không 'ôm' điện thoại suốt ngày - ảnh 1

Tốt nhất nên dành thời gian đọc sách giấy  ẢNH: SHUTTERSTOCK

3. Thực hiện các hoạt động không cần sử dụng điện thoại

Nhắc nhở bản thân rằng có bao điều thú vị bên ngoài điện thoại là cách tuyệt vời để phá vỡ cơn nghiện.
Thử tham gia các hoạt động cần phải cất điện thoại, cùng với gia đình, bạn bè.
Tập thể dục, thể thao, cắm trại, câu cá, làm bánh, nghệ thuật & thủ công và đi xe đạp đều là những ví dụ tuyệt vời về các hoạt động bạn có thể thực hiện đòi hỏi phải sử dụng cả hai tay và sự chú ý.
Khi bạn tham gia vào các loại hoạt động này, bạn sẽ có nhiều niềm vui đến mức thậm chí sẽ không nghĩ đến điện thoại nữa, theo Power Of Positivity.

4. Xóa những ứng dụng không cần thiết

Đôi khi điện thoại không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là nội dung có trên điện thoại. Hầu hết mọi người đều có những ứng dụng không cần thiết trên điện thoại, như trò chơi và ứng dụng mạng xã hội.
Chính những ứng dụng này nhanh chóng gây nghiện. Tốt nhất là nên xóa nó đi.

5. Thay đổi thông báo đến điện thoại

Đôi khi bạn đang tập trung cho công việc, bỗng ting! Một thông báo phá vỡ dòng suy nghĩ của bạn và khiến bạn phải cầm điện thoại lên.
Bạn có thể kiềm chế cơn nghiện điện thoại di động bằng cách tắt hoàn toàn thông báo, theo Power Of Positivity.
Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để kiểm tra tất cả thông báo và bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng điện thoại sẽ giảm đáng kể.

6. Tạo không gian hoặc thời gian “không điện thoại”

Một cách để kiềm chế cơn nghiện là cấm sử dụng điện thoại. Không nhất thiết phải là một lệnh cấm vĩnh viễn, nhưng hạn chế điện thoại là một cách kiên quyết để phá bỏ cơn nghiện.
Ví dụ, quy định phòng khách chung toàn gia đình thành vùng cấm điện thoại, hoặc không sử dụng điện thoại trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
Hãy chọn phương pháp phù hợp. Vấn đề là tập hạn chế sử dụng điện thoại để biến nó thành thói quen. Khi đã thành thói quen, cơn nghiện sẽ tự nhiên được kiềm chế.

7. Viết ra lời nhắc và dán ở nơi dễ nhìn thấy nhất

Dán lên tường hoặc màn hình máy tính lời cam kết không sử dụng điện thoại khi không có việc thật cần thiết.
Đặt ghi chú vào điện thoại để dễ thấy mỗi khi nhấc điện thoại lên. Tốt nhất là cài trên màn hình điện thoại, theo Power Of Positivity.

8. Hãy kiên nhẫn

Đừng mong phá bỏ thói quen ngay lập tức.
Điều quan trọng là đạt được tiến bộ và tiếp tục. Miễn là bạn có thể thấy những cải tiến nhỏ. Hãy ghi lại những tiến bộ của mình trong việc cố gắng kiềm chế cơn nghiện của mình.
Hãy nhớ đừng quá khắt khe với bản thân nếu bạn bị cuốn hút vào việc sử dụng điện thoại không đúng lúc. Khi bạn đã nhận ra rằng điện thoại di động đã thu hút sự chú ý của bạn, hãy cất nó đi và tiếp tục công việc. Cuối cùng, bạn sẽ có thói quen không để điện thoại làm bạn phân tâm.

9. Nhờ đến chuyên gia

Khi vẫn thất bại, bạn có thể cần nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia để giải quyết cơn nghiện của mình.
Có nhiều phương pháp có thể hữu hiệu, tùy vào mức độ nghiện của bạn, theo Power Of Positivity.
THIÊN LAN
TNO