24/12/2024

Bị mỡ máu cao, hãy làm theo 6 cách này để giảm nguy cơ đột quỵ

Bị mỡ máu cao, hãy làm theo 6 cách này để giảm nguy cơ đột quỵ

Mỡ máu – còn gọi là cholesterol, nếu ở mức độ cao, sẽ gây tích tụ chất béo trong động mạch, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp.
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người. Do đó, giảm mức mỡ máu có thể giúp cứu sống bạn /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người. Do đó, giảm mức mỡ máu có thể giúp cứu sống bạn ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Từ đó làm cho máu ngày càng khó lưu thông và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, theo Express.

Làm thế nào để giảm mức mỡ máu cao?

Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người. Do đó, giảm mức mỡ máu có thể giúp cứu sống bạn.
Hiệp hội về đột quỵ của Anh Stroke Association giải thích việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol.
Cholesterol có 2 loại cholesterol tốt và cholesterol xấu. Khi có quá nhiều cholesterol xấu, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, theo Express.
Tình trạng mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó, điều quan trọng là phải xét nghiệm máu để đo mức mỡ máu, đặc biệt là người trên 40 tuổi, thừa cân, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Người có tiền sử gia đình bệnh tim hoặc cholesterol cao cũng phải kiểm tra mức cholesterol.
Vậy nếu đã lỡ bị mỡ máu cao, thì cần phải làm gì để giảm nguy cơ bị đột quỵ?
Bị mỡ máu cao, hãy làm theo 6 cách này để giảm nguy cơ đột quỵ - ảnh 1

Tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu   ẢNH: SHUTTERSTOCK

1. Không ăn chất béo chuyển hóa

Để giảm mức mỡ máu, trang WebMD đề nghị cấm chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn, theo Express.
Bác sĩ tim mạch Suzanne Steinbaum, từ Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ), giải thích: “Chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ”.
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chiên, các loại thức ăn được chiên ngập dầu và gà chiên thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa được dùng trong quá trình chế biến.
Hầu hết bánh ngọt, bánh quy, bánh quế, bánh xốp có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa.
Snack khoai tây chiên, bỏng ngô, đồ nướng như bánh pizza đông lạnh, thường có chứa chất béo chuyển hóa.
Hãy để ý thành phần “dầu hydro hóa” (hydrogenated oil) in trên bao bì thực phẩm – chính là chất béo chuyển hóa.

2. Giảm cân

WebMD đã chứng nhận rằng, người bị thừa cân, nếu giảm 4 – 5 kg, sẽ giảm đến 8% mức cholesterol xấu, theo Express.
Giảm từ 1 – 2 kg mỗi tuần là hợp lý và an toàn, không nên giảm nhanh hơn.

3. Tập thể dục

Một bác sĩ tim mạch khác, Sarah Samaan, cho biết: “Tập thể dục ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu”.

4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, như bột yến mạch, táo, mận khô và đậu – ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol.
WebMD cho biết: “Nghiên cứu cho thấy, ăn thêm 5 – 10 gram chất xơ mỗi ngày sẽ giảm được mức cholesterol xấu”.
Ngoài ra, chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, do đó, cảm giác thèm ăn vặt.
Để tránh đau bụng hoặc đầy hơi, ên tăng lượng chất xơ từ từ.

5. Ăn các loại hạt

Các loại hạt chứa sterol – có thể ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Tuy nhiên, các loại hạt có hàm lượng calo cao, vì vậy hãy ăn chỉ vài hạt mỗi ngày.

6. Giải tỏa căng thẳng

Cảm giác căng thẳng có thể làm tăng mức cholesterol, theo WebMD. Vì vậy, dành thời gian để thư giãn có thể hữu ích.
Kiểm soát mức cholesterol bằng cách đọc một cuốn sách hấp dẫn hoặc đi bộ nhàn nhã, theo Express.
THIÊN LAN
TNO