‘Giờ vàng’ để cứu người bị đột quỵ là bao lâu?
‘Giờ vàng’ để cứu người bị đột quỵ là bao lâu?
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được cấp cứu trong khung “giờ vàng” sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, họ có thể được cứu mạng.
“Giờ vàng” là gì?
Đột quỵ thường có thể xảy ra âm thầm hoặc không xảy ra đột ngột đau đớn.
Điều quan trọng là cần nhận biết sớm nhất các triệu chứng của đột quỵ, để cấp cứu kịp thời, mới có thể cứu sống và ngăn ngừa tàn tật vĩnh viễn.
Đột quỵ cấp tính nếu được cấp cứu trong vòng 4,5 giờ, bằng cách tiêm thuốc để làm tan cục máu đông nhằm thông đoạn mạch máu bị tắc thì sẽ hồi phục tốt.
Nếu cấp cứu sau thời gian này, phải dùng thủ thuật loại bỏ cục máu đông trong vòng 12-18 giờ, có thể giúp cải thiện đáng kể vấn đề nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận thức được các triệu chứng ban đầu của đột quỵ để cấp cứu kịp thời.
4,5 giờ này được gọi là “Giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ, theo Timesnownews. Những bệnh nhân được cấp cứu sớm nhất sau khi các triệu chứng xuất hiện, sẽ hồi phục tốt nhất.
Nếu cấp cứu chậm trễ quá giờ vàng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương não không thể phục hồi.
Các triệu chứng chính của đột quỵ
|
Tùy thuộc vào vùng não bị xảy ra tắc nghẽn mà các triệu chứng có thể khác nhau.
Sau đây là các triệu chứng phổ biến của đột quỵ não:
• Nói khó
• Đau đầu đột ngột và cấp tính
• Đầu óc lộn xộn
• Mất thị lực
• Không giữ được thăng bằng
• Lúc mê lúc tỉnh
• Yếu rã một bộ phận của cơ thể
Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) đã hướng dẫn cách nhận biết chính xác một người bị đột quỵ, như sau:
• Kiểm tra mặt: Mặt bị xệ xuống một bên
• Kiểm tra tay: Người bị đột quỵ, nếu giơ 2 tay lên cao, sẽ không không thể giữ nổi cánh tay và rơi thõng xuống
• Kiểm tra giọng nói: Nói ngọng, líu lưỡi
Lúc này phải khẩn cấp gọi cấp cứu. Gọi cấp cứu ngay, không để mất phút giây nào.
Đừng hoảng loạn, hãy bình tĩnh gọi cấp cứu ngay lập tức, ngay cả khi các triệu chứng nhẹ.
Đau tim như thế nào thì cần đi cấp cứu?
Đừng lơ là bất kỳ cơn đau ngực nào, vì đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Khi cơ tim bị thiếu ô xy, nó sẽ bị tổn thương, theo Sound Health.
Tuy nhiên, Tổ chức về tim mạch Anh – Heart Foundation chỉ ra rằng nếu người bệnh gặp bất kỳ trường hợp nào, như cảm thấy: nặng, cứng, tức, khó chịu hoặc đau, ở bất kỳ chỗ nào sau đây:
• Ngực
• Vai
• Hàm
• Cánh tay
• Cổ
• Lưng
Trong vòng 10 phút, hãy gọi cấp cứu ngay.
Cũng có thể bị đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn, mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Nếu bị đau thắt ngực, trong vòng 10 phút vẫn không khỏi, hãy gọi cấp cứu, theo Sound Health.
Điều gì có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim?
Người bị huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu, sẽ có nguy cơ cao.
Trong số các yếu tố nguy cơ, huyết áp cao đứng đầu danh sách và chỉ cần giảm huyết áp một chút cũng có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ.
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, có thể ngăn ngừa đến 75-80% trường hợp đột quỵ và đau tim, theo Timesnownews.
THIÊN LAN
TNO