27/12/2024

Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: Phá nhiều kỷ lục của mùa 1Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: Phá nhiều kỷ lục của mùa 1

Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: Phá nhiều kỷ lục của mùa 1

Theo Trưởng ban Cố vấn khoa học của Siêu trí tuệ Việt Nam – Kỷ lục gia siêu trí nhớ thế giới Dương Anh Vũ, chỉ mới vòng 1 của chương trình mùa 2 đã phá ít nhất 5 kỷ lục của mùa 1.
Biểu cảm của các giám khảo trước tài năng của Siêu trí tuệ mùa 2 /// VIE CHANNEL
Biểu cảm của các giám khảo trước tài năng của Siêu trí tuệ mùa 2  VIE CHANNEL
20 giờ thứ bảy 21.11, tập đầu tiên của Siêu trí tuệ Việt Nam – mùa 2 sẽ lên sóng Vie Channel – HTV2.
Ở mùa 2, Trấn Thành tiếp tục cầm trịch chương trình với vai trò MC, cùng sự trở lại đầy đủ của “gương mặt thân quen” mùa 1: giám khảo khoa học PGS-TS Trần Thành Nam, giám khảo cố định: nhà báo Lại Văn Sâm và ca sĩ Tóc Tiên.
Mở màn là tài năng trí tuệ 19 tuổi Dương Lê Hoàng Hiệp với thành tích “khủng”: nhận hơn 40 giải thưởng từ các cuộc thi toán học, 2 lần đoạt giải toán quốc gia, lọt vào top 200 thí sinh toàn quốc về điểm thi đại học, đỗ vào ngành y đa khoa của Đại học Y Dược TP.HCM. Hoàng Hiệp sẽ đối đầu với thử thách: Đường cong kỳ ảo. Đây là thử thách kết hợp giữa toán học và mỹ thuật: 70 bánh răng to nhỏ, mỗi một bánh răng có hình dạng và vị trí điểm vẽ khác nhau, khi bánh răng chuyển động trong vòng tròn có thể tạo ra hơn 700 bông hoa rực rỡ. Trên sân khấu, giám khảo chỉ định 6 loại bánh răng và điểm vẽ tương ứng. Kiến trúc sư căn cứ theo yêu cầu của giám khảo, dùng bút vẽ ra 6 đường cong hoàn mỹ và chồng chúng lại với nhau ở trung tâm. Thí sinh sẽ quan sát, tiến hành suy luận, tính toán tìm ra khuôn vẽ bánh răng có thể vẽ những hình ảnh này và xác định được điểm vẽ tương ứng. Xác định đúng 5/6 hình vẽ, thử thách thành công.
Và Nguyễn Văn Khanh – tài năng trí tuệ tiếp theo của tập mở màn mùa 2 sẽ vận dụng tư duy không gian và tư duy toán học để biến những điều không thể thành có thể trong thử thách: Mã đi tuần. Cờ vua được xem là tinh hoa giữa toán học và nghệ thuật, trên mỗi bàn cờ, quân mã được xem là quân cờ có nước đi sáng tạo nhất với khoảng 122 triệu nước. Trên bàn cờ vua, giám khảo chọn ngẫu nhiên vị trí và đưa ra giá trị cho điểm xuất phát và kết thúc của quân mã, tiếp theo ban giám khảo sẽ chọn cho tuyển thủ một số có 3 đơn vị. Tuyển thủ không nhìn vào bàn cờ, suy luận dựa trên quy tắc đường đi của quân mã từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc. Kết thúc hành trình, tổng giá trị của các cột và các hàng phải bằng số có 3 đơn vị mà giám khảo đưa ra. Thử thách được xem là thành công khi chính xác hoàn toàn.
Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: Phá nhiều kỷ lục của mùa 11

Dương Lê Hoàng Hiệp với thử thách Đường cong kỳ ảo

Nhiều phần thi rất “dị biệt”

Thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam – mùa 2 dưới góc nhìn của kỷ lục gia Dương Anh Vũ, cũng như tất cả giám khảo, đều tương đồng sau khi tận mắt chứng kiến vòng 1. Anh Vũ nhận xét: “Các bạn có sự đa dạng về năng lực. Có những năng lực chưa từng thấy ở mùa 1, nhưng xuất hiện ở mùa 2 đã tạo ra sự kịch tính thực sự, điển hình như năng lực “spatial thinking” (tư duy không gian), đây là năng lực đỉnh cao của bộ môn “space”. Ở mùa 1, khán giả thấy có một số phần thi thể hiện năng lực “định vị không gian”, “quan sát không gian” hay “ghi nhớ không gian”, nhưng chưa từng có bất cứ một tài năng nào thể hiện năng lực “tư duy không gian”. Để đạt được cảnh giới này, bản thân người thể hiện “spatial thinking” phải vừa có short-term memory (trí nhớ ngắn hạn) về không gian vừa phải sở hữu năng lực lập luận logic và tưởng tượng không gian tốt”.
Đồng hành cùng Siêu trí tuệ Việt Nam – mùa 2, anh Vũ cho biết người xem cũng sẽ được trải nghiệm những giá trị khoa học rất mới mẻ mà trước đây các bạn chỉ có thể tình cờ đọc được qua sách báo, điển hình như năng lực “Lucid dream” (giấc mơ sáng suốt) hay “Spider web thinking system” (tư duy mạng nhện)… “Ngay vòng 1 của Siêu trí tuệ Việt Nam – mùa 2, người xem sẽ có cơ hội trải nghiệm một phần thử thách có thể phá được 1 kỷ lục thế giới về long-term memory (trí nhớ dài hạn) tại trường quay”. Anh nói thêm rằng: “Tôi tin các bạn sẽ thực sự cảm thấy tự hào và yêu dòng máu Việt Nam của mình hơn bao giờ hết. Chỉ mới xong vòng 1, nhưng Siêu trí tuệ Việt Nam – mùa 2 đã phá được ít nhất 5 kỷ lục của mùa 1”.
Theo kỷ lục gia Anh Vũ, mùa 2 xuất hiện nhiều phần thi rất “dị biệt”, vì nội dung được xây dựng dựa trên sự kết hợp rất khớp giữa toán logic với kiến thức thuộc khoa học xã hội, có những phần thi khó đến mức dù có là kỷ lục gia siêu trí nhớ thế giới hay kiện tướng thế giới về short-term memory cũng không thể làm được, vì những phần thi đó được xây dựng dựa trên short-term memory kết hợp với toán logic, có nghĩa là bạn muốn thực hiện được thử thách này bạn phải đỉnh ở cả 2 năng lực này.
“Nhiều lúc tôi xem các bạn thực hiện thử thách mô phỏng, tôi cũng không hiểu tại sao các bạn ấy lại làm được. Thầy tôi thường nói thế này: Cái gì không giải thích được bằng khoa học thì có lẽ, nó là tâm linh. Có nghĩa là tâm linh cũng là khoa học, chỉ là tạm thời chúng ta chưa giải thích được bằng khoa học thôi”, anh Vũ nhìn nhận.
Siêu trí tuệ Việt Nam sử dụng “Hệ thống phân loại nhóm trí não Brain Power” (BPs) để chia nhóm năng lực cho thí sinh.
Ở mùa 1, Siêu trí tuệ Việt Nam có sự góp mặt đầy đủ của cả 5 nhóm trí não:
– Đột biến não bẩm sinh
– Đột biến não do tai nạn
– Thần đồng
– Trẻ phát triển sớm thuộc nhóm 5
– Tài năng do luyện tập thuộc nhóm 4
Mùa 2, các thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam tập trung ở 3 nhóm, gồm:
– Thần đồng
– Trẻ phát triển sớm thuộc nhóm 5
– Tài năng do luyện tập thuộc nhóm 4
Những thí sinh tài năng do luyện tập ở mùa 2 chiếm đến hơn 63%, trẻ phát triển sớm chiếm hơn 31,5%, trong khi đó nhóm tài năng bẩm sinh chỉ có 1 thí sinh. Đứng dưới góc độ người làm khoa học và giáo dục thì đây là một tín hiệu vui, vì rõ ràng càng ngày càng có nhiều người trẻ Việt Nam biết cách cải thiện năng lực qua học tập. (Kỷ lục gia Dương Anh Vũ)
NGUYÊN VÂN
TNO