27/12/2024

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Những người thầy yêu trò bằng cách rất khác

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Những người thầy yêu trò bằng cách rất khác

Trải qua những thăng trầm của nghề gõ đầu trẻ, người thầy vẫn ngày đêm miệt mài mang con chữ đến với học trò bằng nhiều cách đặc biệt.
Thầy Huỳnh Vũ Hiền vẽ biểu đồ bằng một tay mà không cần đến thước kẻ /// ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN
Thầy Huỳnh Vũ Hiền vẽ biểu đồ bằng một tay mà không cần đến thước kẻ  ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN

Nỗ lực đến trường vì yêu trò

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Những người thầy yêu trò bằng cách rất khác - ảnh 1

Sau lần bị tai nạn giao thông trên đường đi dạy vào năm 2005, thầy Huỳnh Vũ Hiền (giáo viên bộ môn địa, Trường THPT An Lạc Thôn, Sóc Trăng) đã bị liệt một bên tay trái. Tưởng chừng phải dừng lại nghiệp gõ đầu trẻ nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân và tình yêu dành cho học trò, thầy Vũ Hiền đã tập lái xe đạp, vẽ biểu đồ, đồ thị bằng một tay để tiếp tục đến trường, đứng lớp. “Lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt nhưng dần cũng quen, làm gì thì cũng có ‘thế’, học cách thích nghi thì chuyện gì cũng sẽ làm được”, thầy Hiền nói.

Với một môn đặc thù cần phải vẽ nhiều biểu đồ, hình tròn, hình khối…, tưởng chừng sẽ rất khó với thầy Vũ Hiền, nhưng trái lại những biểu đồ được thầy vẽ rất đẹp chỉ bằng một viên phấn khiến ai lần đầu nhìn cũng phải ngỡ ngàng. Để làm được điều này, thầy Vũ Hiền phải bỏ ra nhiều ngày tập luyện.
Tuy gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, giảng dạy nhưng trong 18 năm theo nghề, thầy chưa bao giờ cảm thấy bi quan và tiêu cực, mỗi tiết dạy của thầy điều mang đến cho học trò không khí thoải mái, vui vẻ thông qua những câu chuyện hài hước được lồng vào bài giảng.
Trương Điền Quân (học sinh lớp 9A1, Trường THPT An Lạc Thôn) cho biết: “Bài học của thầy rất dễ tiếp thu, thầy luôn nói những câu vui để tụi em thoải mái. Đặc biệt, thầy vẽ biểu đồ rất đẹp”.
Những người thầy “yêu thương” học trò bằng cách rất đặc biệt2

Thầy Huỳnh Vũ Hiền được học trò yêu quý vì sự hài hước, gần gũi  ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN

Học sinh lớp 9 chép tập viết lớp 1

Đó là câu chuyện rèn chữ cho học trò của thầy giáo có 35 năm tuổi nghề Tân Minh Thành (giáo viên bộ môn ngữ Văn, Trường THPT An Lạc Thôn, tỉnh Sóc Trăng). Cứ mỗi năm, sau khi chấm bài và rà soát được những học sinh viết chữ quá xấu, thầy Minh Thành lại ân cần nhận xét và “hình phạt” là phải rèn chữ bằng hình thức chép tập viết của học sinh lớp 1. “Thường thì những em viết chữ xấu đọc không được sẽ phải chép phạt 1 tháng 1 cuốn vở tập viết, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ các em chỉ cần bỏ ra 10 phút nắn nót từng trang viết thì sẽ tiến bộ hay ít ra các em cũng ý thức được tầm quan trọng của nét chữ”, thầy Thành nói.
Những người thầy “yêu thương” học trò bằng cách rất đặc biệt9

Thầy Tân Minh Thành xem ảnh chân dung của học trò cũ  ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN

Ngoài ra, học sinh viết chữ dễ nhìn nhưng sai chính tả cũng bị thầy Thành cho chép phạt. “Sai thì phải sửa, không sửa là sai suốt đời, nếu học với thầy mà các em không tiến bộ thì sau này sẽ là gánh nặng cho giáo viên lớp trên”, thầy Thành nói. Theo thầy Thành để làm được điều này cần phải có tâm vì mất rất nhiều thời gian.
Những người thầy “yêu thương” học trò bằng cách rất đặc biệt4
Những người thầy “yêu thương” học trò bằng cách rất đặc biệt5

Bộ sưu tập ảnh chân dung học trò được thầy Thành lưu giữ  ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN

Nguyễn Thị Kim Ngân (Lớp 9A1, Trường THPT An Lạc Thôn, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Thầy Thành nghiêm khắc nhưng rất thương tụi em. Thầy sửa bài từng chút một, giúp tụi em tiến bộ rất nhiều từ chính tả đến cách viết văn”.
Không chỉ tâm huyết với nghề dạy học mà thầy Tân Minh Thành còn yêu thương học trò của mình bằng cách rất đặc biệt, các thành viên lớp mà thầy từng chủ nhiệm điều được lưu lại hình ảnh, thông tin trong một cuốn sổ. “Sau lần tình cờ thầy đăng bộ ảnh lên mạng xã hội thì các thành viên trong lớp thầy chủ nhiệm ngày xưa đã tìm được nhau sau 20 năm xa cách và tất cả hẹn một ngày nào đó sẽ trở về thăm thầy”, thầy Thành xúc động chia sẻ.
NGUYỄN ĐIỀN
TNO